Thấu hiểu cách thức quản trị MBO sẽ giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn. Hãy cùng VNOKRs tìm hiểu những ví dụ về quản trị theo mục tiêu cực hấp dẫn dưới đây để tham khảo và học hỏi nhé!
1. Tổng quan về Quản Trị Theo Mục Tiêu MBO
Quản trị theo mục tiêu (MBO – Management By Objectives) là một phương pháp quản lý trong đó các nhà quản lý và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể.
Mục đích của MBO là quản trị mục tiêu để hướng tới đạt mục tiêu chung của toàn tổ chức. Có thể hình dung các mục tiêu riêng lẻ như những mảnh ghép riêng và cần được giám sát, quản lý để hợp nhất thành một bức tranh chung, tổng thể, phù hợp.
MBO được thiết lập thông qua 4 bước cơ bản, bao gồm:
- Thiết lập mục tiêu
- Kế hoạch hành động
- Theo dõi tiến độ
- Đánh giá hiệu suất
2. Ví dụ về Quản Trị Theo Mục Tiêu (MBO)
Các mục tiêu của MBO có tính phân tầng rất rõ. Ở mỗi một cấp độ trong công ty, các mục tiêu sẽ được chia nhỏ thành các mục tiêu nhỏ hơn, nhằm đóng góp vào sự thành công của mục tiêu lớn toàn công ty.
Mục tiêu ở cấp công ty (MBO Công ty): Trở thành công ty chiếm thị phần lớn nhất ngành phần mềm quản lý nhân sự.
Khi mục tiêu này được đưa ra, từng phòng ban sẽ thiết lập các mục tiêu phù hợp theo định hướng của mục tiêu trên.
− MBO Kinh Doanh
- Mở rộng doanh số ra nước ngoài 10%
- Tăng tỷ lệ duy trì khách hàng lên 90%
- Tăng tổng lợi nhuận lên 10%
- Tỷ lệ thắng các dự án đấu thầu đạt trên 80%
- Giảm chu kỳ bán hàng xuống còn dưới 3 tháng/khách hàng
⊕ Nhân viên Kinh Doanh:
- Ký được 10 hợp đồng quy mô hợp đồng từ 500 triệu VNĐ trở lên
- Ký được 5 hợp đồng tại nước ngoài
− MBO Sản Xuất Công Nghệ
- Giảm thời gian triển khai dự án xuống còn dưới 6 tháng đối với các dự án triển khai trên 5 phân hệ phần mềm
- Giảm thời gian triển khai dự án xuống còn dưới 3 tháng đối với các dự án triển khai dưới 3 phân hệ phần mềm
- Giảm 10% thời gian để hoàn thành công bố cải tiến dây chuyền sản xuất công nghệ mới
- Đào tạo 10 nhân viên mới thuộc khối sản xuất công nghệ thành nhân viên cứng
⊕ Kỹ sư phần mềm:
- Ra mắt 3 tính năng sản phẩm mới
- Trao đổi định kỳ vào chiều thứ 6 hàng tuần với bộ phận sản phẩm và dịch vụ khách hàng để phối hợp phát triển
- Tăng tốc độ phát triển hệ thống lên 25% so với quý I
- Duy trì tỷ lệ không quá 5 lỗi phần mềm / tuần
⊕ Quản lý sản phẩm:
- Lên ý tưởng cho 3 tính năng sản phẩm mới trong quý II
- Trao đổi định kỳ vào chiều thứ 6 hàng tuần với bộ phận lập trình và tiếp thị để hợp tác về các tính năng sản phẩm mới
- Gặp gỡ 3 khách hàng / tuần để nhận phản hồi về sản phẩm
- Hoàn thành khảo sát trên 250 khách hàng mới / quý để đánh giá sự quan tâm của sản phẩm mới
− MBO Chăm sóc khách hàng:
- Giảm thời gian phản hồi khách hàng xuống dưới 30 phút
- Mở thêm 1 trung tâm chăm sóc khách hàng
- Giảm 15% can thiệp cuộc gọi từ cấp quản lý
- Giảm tỷ lệ mắc lỗi xuống dưới 10%
- Hoàn thành 5 kịch bản dịch vụ khách hàng mới trong quý II
- Trao đổi định kỳ vào chiều thứ 6 hàng tuần với bộ phận sản phẩm để khắc phục các sự cố về sản phẩm
- Phối hợp với bộ phận sản phẩm để giúp khắc phục các sự cố về sản phẩm
− MBO nhân sự:
- Tuyển dụng 10 lập trình viên .NET có kinh nghiệm 1 năm trở lên trong quý II
- Tuyển dụng 10 nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm 2 năm trở lên trong quý II
- Duy trì chỉ số hài lòng của nhân viên là 85%
- Trao đổi định kỳ vào chiều thứ 6 hàng tuần với bộ phận bán hàng để xác định các yêu cầu tuyển dụng bán hàng
- Tổ chức ít nhất 2 vòng phỏng vấn cho nhân sự cấp quản lý
- Tổ chức 1 buổi đào tạo kỹ năng công việc / tháng
- Tổ chức 1 sự kiện tập thể / quý
− MBO tài chính kế toán:
- Tăng tỷ lệ thu công nợ thành công lên 95%
- Giúp tăng giá trị cổ đông hàng quý lên 2,5%
⊕ Nhân viên tài chính kế toán:
- Hoàn thành kế hoạch tài chính và dự báo doanh thu
- Duy trì tuân thủ quy định tài chính kế toán
- Hoàn thiện kế hoạch dòng tiền theo quý
- Hoàn thành kiểm toán tài chính độc lập
− MBO Online Marketing:
- Có 100 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị mới mỗi tháng
- Đạt 40% tổng doanh thu của công ty từ các nỗ lực tiếp thị
- Tăng gấp đôi lưu lượng truy cập website công ty
- Quảng cáo sản phẩm tiếp cận 50,000 người mỗi tháng
Kết luận,
Mặc dù MBO tỏ ra khá hữu hiệu trong quản trị doanh nghiệp, giúp xác định và quản lý cả một bộ mục tiêu, nhưng MBO vẫn còn có nhiều điểm còn hạn chế:
- Bắt buộc phải có sự hỗ trợ của các cấp quản lý
- Nhân viên có thể cảm thấy áp lực
- Khó đánh giá MBO với các công việc có tính sáng tạo
- Chỉ nhấn mạnh vào các mục tiêu ngắn hạn
- Khó tích hợp MBO với các hệ thống quản lý khác
- Có thể khiến công ty của bạn hoạt động cứng nhắc
- Thời gian để bắt đầu triển khai MBO rất dài, đôi khi cần đến 3 – 5 năm
Càng theo thời gian, những nhược điểm của MBO càng được thể hiện rõ hơn. Điều này đã thôi thúc nhiều nhà quản lý tìm đến một phương pháp quản lý mục tiêu khác hiệu quả hơn, khắc phục được những nhược điểm này. Cũng vì vậy, phương pháp OKRs đã ra đời.
Kế thừa những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của MBO, OKRs ra đời sau đó gần 20 năm và nhanh chóng khẳng định giá trị của mình.
OKRs là phương pháp quản lý mục tiêu phát triển dựa trên nền tảng MBO, do Andy Grove sáng tạo ra vào đầu những năm 1970. Sau đó, phương pháp này được nhiều công ty công nghệ khác tiếp nhận, áp dụng và mang tới thành công ngoài sức tưởng tượng.
Sự ưu việt của OKRs so với MBO khiến phương pháp này được rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn áp dụng như Google, Youtube, Amazon, LinkedIn…
Đây đều là những ví dụ về quản trị theo mục tiêu cực kỳ thành công theo phương pháp mới – OKRs, truyền cảm hứng cho hàng nghìn công ty cũng như cá nhân khác vốn đang loay hoay tìm kiếm công cụ quản trị hiệu quả nhất.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.