Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 90% tổng số doanh nghiệp và cung cấp hơn 50% việc làm trên thế giới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đóng góp không hề nhỏ vào nền kinh tế. Để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn cần lưu ý đến những đặc thù, vấn đề riêng biệt của dạng doanh nghiệp này.

Bạn hãy cùng VNOKRs tìm hiểu những lưu ý cần biết để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprise – SMEs) qua bài viết sau.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục áp dụng và tối ưu hóa các quy tắc, thông lệ quản trị tốt nhất, phù hợp nhất vào doanh nghiệp của bạn. Quá trình áp dụng, tối ưu hóa này cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì cũng phải đối diện với các vấn đề trong quá trình vận hành, phát triển của mình. Thậm chí, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vấn đề còn có thể phát sinh nhiều hơn do quy trình, quy định của tổ chức trong nhiều trường hợp chưa được hoàn thiện đầy đủ.

quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục áp dụng và tối ưu hóa các quy tắc, thông lệ quản trị tốt nhất, phù hợp nhất vào doanh nghiệp của bạn

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về quản trị doanh nghiệp

Những vấn đề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải đối mặt với những vấn đề như mọi doanh nghiệp khác trên thị trường. Tuy nhiên, với đặc điểm quy mô vừa và nhỏ của mình, các SMEs cũng có những vấn đề riêng biệt.

Chi phí tăng & doanh thu giảm

Chi phí tăng và doanh thu giảm chỉ là kết quả nhận thấy được trên bề mặt mà doanh nghiệp phải đối diện. Bên dưới tảng băng còn một chuỗi những vấn đề khác dẫn đến việc doanh nghiệp vừa và nhỏ chi tăng nhưng thu giảm như:

  • Lạm phát
  • Giá nguyên liệu thô, nguyên liệu đầu vào tăng
  • Khó khăn sau thời điểm dịch bệnh
  • Xu hướng thắt chặt chi tiêu
  • Suy giảm, thay đổi nhu cầu tiêu dùng

Chính từ vấn đề chi tăng, thu giảm này, bạn có thể thấy 2 xu hướng trên thị trường đang ngày càng rõ hơn từ 2022 đến nay:

  • Xu hướng 1: Tăng giá sản phẩm, dịch vụ (giải pháp tăng thu)
  • Xu hướng 2: Làn sóng sa thải nhân sự (giải pháp giảm chi)

Thiếu nhân lực có năng lực

Một khía cạnh khác mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn là mất dần nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng, chuyên môn cao vào tay các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các công ty lớn hơn trong cùng ngành. Dòng chảy nhân sự từ SMEs khó lắng đọng, tích tụ, giữ chân được nhân tài vì họ kém hấp dẫn hơn trong việc đảm bảo sự ổn định và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên so với các công ty lớn.

Tâm lý tìm kiếm một cơ hội việc làm ổn định, có cơ hội phát triển hơn càng lớn với nhân sự khi họ vừa trải qua thời điểm dịch bệnh cực kỳ khó khăn và bấp bênh. Bài toán giữ chân nhân tài với SMEs càng khó khăn vì họ khó có thể cạnh tranh về lương thưởng, phúc lợi, chế độ so với các doanh nghiệp lớn.

quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dòng chảy nhân sự từ SMEs khó lắng đọng, tích tụ, giữ chân được nhân tài vì họ kém hấp dẫn hơn trong việc đảm bảo sự ổn định và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên so với các công ty lớn

Quản lý sự tăng trưởng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quy mô phát triển tinh gọn ban đầu có thể ít phát sinh các vấn đề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, tăng trưởng của mình, các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với các vấn đề phát sinh từ sự tăng trưởng. Mở rộng đã khó khăn nhưng các vấn đề hậu mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng không hề dễ dàng. Các thách thức, vấn đề về quản lý sự tăng trưởng có thể kể đến như:

  • Nhu cầu nhân lực gia tăng
  • Nhu cầu khách hàng đa dạng hơn
  • Đối diện với các đối thủ cạnh tranh mới
  • Hoạt động quản lý phức tạp hơn
  • Bài toán về duy trì quy trình hoạt động
  • Đảm bảo cân bằng, phát triển văn hóa nội bộ

Các bài toán này ở quy mô nhỏ sẽ dễ dàng giải quyết hơn với doanh nghiệp. Còn ở quy mô phát triển lớn hơn, doanh nghiệp không dễ dàng giải quyết ngay các vấn đề quản lý sự tăng trưởng. Họ cần cả một quá trình nỗ lực với định hướng mục tiêu đúng để giải quyết các vấn đề. Nếu không, doanh nghiệp rất dễ rơi vào giải quyết sự vụ thay vì có một lộ trình phát triển cụ thể, có kế hoạch.      

Thu hút thêm khách hàng mới

Doanh nghiệp lớn có thể dễ dàng hơn trong việc thu hút thêm khách hàng mới nhờ họ có thương hiệu mạnh. Còn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút khách hàng mới là cả một vấn đề lớn. Có khách hàng mới khai thông được luồng tiền thu – chi của doanh nghiệp. Những điểm nghẽn trong phát triển của SMEs nhiều khi xuất phát chính từ việc kinh doanh yếu kém, không ký mới được khách hàng.

Theo báo cáo của Statista, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Anh đã phải đối mặt với thách thức kinh doanh lớn nhất, chính là thu hút khách hàng mới trong giai đoạn năm 2016-2018. Đây cũng là thách thức của tất cả doanh nghiệp ở mọi quy mô đang gặp phải hiện nay.

Đối phó với đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp; cạnh tranh gián tiếp và cả đối thủ cạnh tranh thay thế. Mỗi loại đối thủ đều có những đặc điểm, mức độ cạnh tranh khác nhau với doanh nghiệp của bạn. Từ đó, bạn cần tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thường xuyên để dự phòng, ứng phó kịp thời với sự cạnh tranh.

Cạnh tranh là điều khó tránh khỏi nhưng nếu bạn nhìn nhận ở góc độ tích cực thì cạnh tranh cũng là yếu tố giúp bạn gia tăng thêm động lực phát triển, đổi mới sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Xem thêm: Tất cả những gì bạn cần biết về đối thủ cạnh tranh

Giải pháp quản trị dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các vấn đề thực tế thường chỉ trở thành vấn đề nếu doanh nghiệp của bạn thiếu vắng đi giải pháp quản trị phù hợp. Quản trị đúng là chìa khóa giúp bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thể tham khảo một số giải pháp quản trị dưới đây.

Ứng dụng một mô hình quản trị bài bản

Khi doanh nghiệp của bạn thiết lập, vận hành được 1 mô hình quản trị bài bản sẽ giúp cho hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hơn. Các vấn đề phát sinh từ sự tăng trưởng doanh nghiệp, mở rộng quy mô sẽ được giải quyết với mô hình quản trị bài bản.

Bạn có thể tham khảo mô hình quản trị theo mục tiêu OKRs. OKRs có 2 thành phần chính:

  • O – Objectives: Thiết lập mục tiêu
  • KRs – Key Results: Xác lập từ 3 – 5 kết quả then chốt để bổ trợ cho mục tiêu đã đề ra

Khi doanh nghiệp của bạn nỗ lực đạt được từng KRs thì cũng có nghĩa là bạn đang tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Các KRs cũng giống như những bậc thang nối tiếp, giúp bạn có kế hoạch cụ thể, hướng tới mục tiêu.

OKRs hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ, tập trung nguồn lực hướng tới những mục tiêu đầy thử thách và giá trị. Điều thú vị ở mô hình quản trị theo mục tiêu OKRs là mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc thậm chí là dùng để quản trị công việc cho duy nhất 1 cá nhân. Do đó, doanh nghiệp của bạn dù ở quy mô hay ngành nghề nào cũng có thể tham khảo sử dụng OKRs để quản trị.

OKRs là một mô hình quản trị bài bản đã được áp dụng và kiểm chứng sự thành công tại nhiều công ty hàng đầu trên thế giới như: Intel, Google, Facebook, Youtube, Amazon, Twitter, Dropbox, Samsung, Linkedin… Tại Việt Nam, các công ty đã áp dụng OKRs có thể kể đến như: FPT, Careerbuilder Việt Nam, SEONGON, Tinh Vân…

Xem thêm: OKRs là gì? 15+ Điều bạn cần biết về Quản trị mục tiêu OKRs trước khi áp dụng

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp rõ nét

Nếu có một yếu tố giúp tất cả thành viên trong tổ chức của bạn có thể hành xử, thậm chí là suy nghĩ giống nhau trong công việc thì đó không phải là các quy trình khắt khe, chi tiết mà chính là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tích cực hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp của bạn vận hành tự động hóa, chủ động, tích cực mà không cần phải ban hành hàng loạt các quy trình, quy định thưởng, phạt khắt khe.

Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng đúng hướng, rõ nét sẽ dần chuyển hóa thành niềm tin tự thân ở mỗi thành viên. Chỉ khi nhân viên của bạn tin vào văn hóa doanh nghiệp, họ mới có thể hành động, suy nghĩ theo chuẩn mực văn hóa công ty hướng tới một cách chủ động, tích cực.

Văn hóa doanh nghiệp rõ nét có thể giúp doanh nghiệp của bạn:

  • Xây dựng đội ngũ đồng màu về văn hóa, niềm tin: Điều này đặc biệt quan trọng với các tổ chức hướng tới tăng trưởng quy mô lớn vì quá khác biệt về niềm tin thì quá trình phối hợp công việc giữa đội ngũ nhân sự tất yếu sẽ phát sinh những trục trặc, vướng mắc.
  • Giữ chân nhân sự: Tiến sĩ Steven Hunt (công ty Monster) cho biết: “Qua nghiên cứu, ứng viên nếu phù hợp với văn hóa công ty sẽ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Khi nhân viên được làm việc trong môi trường văn hóa họ yêu thích, họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty hơn và góp phần củng cố văn hóa tổ chức”. Thực tế, nhân viên làm việc không chỉ vì lương, họ làm việc, gắn bó với tổ chức trong nhiều trường hợp còn vì yêu thích văn hóa công ty.
  • Thu hút nhân tài: Khảo sát The Future Workplace 2021 HR Sentiment cho thấy: khoảng 68% nhà quản lý nhân sự cấp cao nhận định sức khỏe tinh thần và phúc lợi dành cho nhân viên là những ưu tiên hàng đầu để thu hút, phát triển nhân tài. Do đó, xây dựng văn hóa doanh nghiệp rõ nét là điều cần thiết để doanh nghiệp gia tăng sức thu hút với nhân sự tài năng.
Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng đúng hướng, rõ nét sẽ dần chuyển hóa thành niềm tin tự thân ở mỗi thành viên

Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Kế hoạch tài chính hiệu quả

Một kế hoạch tài chính hiệu quả sẽ giúp bạn quản lý dòng tiền, nguồn vốn rõ ràng, minh bạch. Khi có kế hoạch tài chính hiệu quả, doanh nghiệp của bạn sẽ chủ động hơn với các tình huống rủi ro có thể phát sinh cũng như sẵn sàng cho những cơ hội phát triển mới.

Ví dụ như ngày mùng 10 trả lương hàng tháng cho nhân viên. Nếu đến thời điểm đó chưa có nguồn tiền về đủ đáp ứng trả lương thì phòng tài chính – kế toán cần có cảnh báo kịp thời tới ban lãnh đạo từ cách đó một vài tháng. Có kế hoạch tài chính rõ ràng, hiệu quả, cảnh báo rủi ro kịp thời thì doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm thời gian để sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi.

Hoặc doanh nghiệp của bạn cần dành nguồn lực tài chính để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, nguồn lực bao nhiêu là đủ với tình hình tài chính của công ty hiện nay? Muốn xác định được kế hoạch vận hành thì kế hoạch tài chính của bạn cũng phải rõ ràng, phù hợp.

Xác định lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có lợi thế nào để cạnh tranh sẽ rất khó phát triển, mở rộng và chiếm lĩnh thị phần. Lợi thế cạnh tranh có thể nằm ở rất nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
  • Giá thành sản phẩm, dịch vụ hợp lý
  • Ưu điểm riêng có, độc quyền trên sản phẩm, dịch vụ
  • Chính sách chăm sóc khách hàng, bảo hành, bảo trì vượt trội
  • Khả năng tùy biến, cân chỉnh sản phẩm theo đặc thù riêng của khách hàng…

Xác định được lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình nằm ở đâu sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đi đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra.

Xem thêm: Phân tích đối thủ cạnh tranh như nào để hiệu quả

*

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy phải đối diện với nhiều vấn đề lớn trong quản trị, phát triển tổ chức. Tuy nhiên, nếu áp dụng được giải pháp quản trị đúng hướng, phù hợp, các SMEs với sự linh hoạt, năng động của mình hoàn toàn có thể bứt phá phát triển mạnh mẽ.

Hy vọng những chia sẻ của VNOKRs về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hữu ích và là những gợi mở tốt dành cho bạn. Bạn có thể đọc thêm các bài viết với chủ đề quản trị doanh nghiệp, phát triển bản thân, phát triển đội ngũ trên blog của chúng tôi: https://blog.okrs.vn/