MBO (Management by Objectives) là hệ thống quản lý giúp đồng bộ mục tiêu của cá nhân với mục tiêu của tổ chức. Phương pháp MBO nếu được sử dụng đúng cách, có hệ thống và bài bản, có thể giúp công ty bạn đạt được những lợi ích khi quản trị theo mục tiêu dưới đây cho doanh nghiệp.

1. Quản trị theo mục tiêu giúp cải thiện hiệu suất

MBO giúp công ty bạn định hướng được các kết quả công việc cần hướng tới. Đó chính là các mục tiêu được thiết lập, kiểm soát kỹ lưỡng. Trên cơ sở lập kế hoạch chi tiết để thực hiện MBO, phương pháp quản trị này cũng giúp bạn giảm thiểu các chi phí và tận dụng, khai thác được tối đa các cơ hội.

Về mặt tổng thể, MBO giúp doanh nghiệp của bạn đạt hiệu suất cao hơn; nhân viên làm việc hiệu quả, tập trung hơn. Từ đó, công ty đạt được lợi nhuận vượt trội hơn. Chìa khóa của việc cải thiện hiệu suất ở đây chính là MBO có thể giúp nhân viên của bạn tập trung hơn vào các mục tiêu cụ thể, đã được thiết lập rõ ràng.

Lợi ích quản trị theo mục tiêu giúp cải thiện hiệu suất

Phương pháp quản trị theo mục tiêu giúp doanh nghiệp đạt được hiệu suất cao hơn.

2. Xác định rõ mục tiêu khi có phương pháp quản trị

MBO nhấn mạnh đến mục tiêu. Toàn công ty của bạn sẽ hiểu rõ cần làm điều gì để hướng tới mục tiêu nào. Từng nhân viên hiểu rõ họ được lãnh đạo kỳ vọng đạt được điều gì, cần đóng góp gì cho tổ chức.

Xét đến cùng thì hiệu suất công việc chỉ đạt được khi các nỗ lực công việc chạm được đúng đích, đạt được mục tiêu. Nhân viên của bạn có thể làm thêm giờ, có thể lại văn phòng đến 9 – 10 giờ tối nhưng khi họ không xác định được rõ mục tiêu thì mọi nỗ lực cũng khó đi đến đích cần thiết.

Mục tiêu mà MBO đề ra như một điểm hồng tâm giúp nhân viên bạn tập trung và nỗ lực phóng ra các “mũi tên” hành động trúng đích. Khi nhân viên của bạn rõ ràng mục tiêu cần đạt được, bạn sẽ ngạc nhiên với những kết quả gia tăng họ có thể đạt được. 

3. Sử dụng tối đa nguồn lực khi quản trị theo mục tiêu

Một công ty, một tổ chức chỉ có thể sử dụng được tối đa nguồn lực khi tất cả các bộ phận, phòng ban và cho đến từng nhân viên đều hiểu rõ họ cần làm gì, hoàn thành mục tiêu nào. Chính sự minh bạch hóa về mục tiêu mà MBO có thể đem lại đã tạo nên sức mạnh giúp công ty bạn tập trung được nguồn lực.

Nhân viên cùng nỗ lực đúng hướng, tránh được tình trạng mỗi người hiểu và làm theo một cách khác nhau. Sự cộng hưởng về nỗ lực công việc sẽ giúp công ty bạn giảm thiểu tối đa tình trạng thất thoát, suy giảm nguồn lực.

Sử dụng tối đa nguồn lực khi quản trị theo mục tiêu

Minh bạch hóa về mục tiêu giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa các nguồn lực.

4. Lợi ích cải thiện giao tiếp nội bộ khi áp dụng MBO

MBO đem đến sự minh bạch hóa về mục tiêu, kế hoạch công việc. Từ đó, phương pháp quản trị này cũng tác động tích cực khiến các phòng ban, bộ phận và nhân viên của bạn cải thiện giao tiếp nội bộ.

Với MBO, nhân viên cần phối hợp với nhau để cùng hoàn thành các mục tiêu và sự kết nối, giao tiếp của họ sẽ được cải thiện.

5. MBO giúp doanh nghiệp kiểm soát các hoạt động

Một trong những lợi ích khi quản trị theo mục tiêu là giúp bạn kiểm soát hoạt động của công ty. Khi quản trị theo mục tiêu, bạn sẽ biết rõ công ty đang nỗ lực thực tế cho các mục tiêu nào. Bạn cũng sẽ kịp thời đánh giá hiệu quả, kịp thời điều chỉnh, sửa chữa các điểm chưa hợp lý khi triển khai công việc thực tế.

6. Phát triển nhân viên nhờ phương pháp quản trị mục tiêu

MBO không nên được nhìn nhận chỉ đơn thuần như một phương pháp quản trị nhằm giám sát hoạt động của nhân viên. Mục tiêu MBO đề ra không phải bị áp đặt từ lãnh đạo xuống nhân viên mà có sự thỏa thuận, trao đổi rõ ràng rồi mới bắt đầu thực hiện. Nhân viên của bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành các mục tiêu mà chính bản thân họ đã đề ra, đã cam kết hoàn thành. 

Mặt khác, MBO cũng cung cấp một hệ thống đánh giá khách quan và cụ thể. Do đó, nhân viên của bạn sẽ được thúc đẩy tinh thần làm việc cao hơn.

Lợi ích của quản trị mục tiêu giúp phát triển nhân viên

Áp dụng MBO sẽ giúp nhân viên nhìn nhận rõ sự nỗ lực của bản thân.

Với MBO, lãnh đạo công ty cũng dễ dàng thiết lập các mục tiêu phù hợp với khả năng nhân viên và tăng dần mức độ khó khăn. Nhân viên nỗ lực hoàn thành mục tiêu và họ sẽ dần phát triển các kỹ năng công việc, phát triển được nghề nghiệp, chuyên môn của mình.

Chính trong quá trình nỗ lực hoàn thành mục tiêu MBO này, nhân viên của bạn sẽ hoàn thiện và phát triển hơn nữa các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc.

Tương lai của phương pháp quản trị theo mục tiêu

Phương pháp quản lý mục tiêu OKRs (Objectives and Key Results – Mục tiêu và các kết quả chính) được khai sinh bởi Andy Grove. Đây là phương pháp đã kế thừa và phát huy được những điểm mạnh, tích cực và hạn chế được những điểm yếu, tiêu cực, tồn đọng của MBO.

– BẢNG SO SÁNH MBO VÀ OKRs –

[su_table]
MBO OKRs
Công cụ đánh giá nhân viên Phương pháp quản lý mục tiêu hiệu quả
Đo lường bằng cả định lượng và định tính Chỉ đo lường bằng định lượng rõ ràng
Độc lập Có khả năng tích hợp nhiều phương pháp
Triển khai với việc xếp tầng mục tiêu theo hướng thác đổ từ trên xuống dưới Thiết lập mục tiêu từ trên xuống dưới và cả từ dưới lên trên, liên kết chéo
Nhân viên thường có xu hướng nỗ lực hoàn thành 100% những gì lãnh đạo mong muốn Nhân viên hoàn thành 100% với OKRs cam kết và trở nên tham vọng hơn rất nhiều với OKRs tham vọng
Cứng nhắc với chu kỳ đánh giá theo từng năm Linh hoạt với chu kỳ đánh giá theo quý, tháng
[/su_table]

OKRs hiện được ứng dụng rộng rãi và kiểm chứng sự thành công tại các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới như: Google, Intel, Youtube, Amazon, Twitter… Ngay tại Việt Nam, OKRs cũng chứng tỏ được sự phù hợp và thành công khi triển khai tại FPT, Tinh Vân, CareerBuilder…

Để tìm hiểu thêm về phương pháp quản trị mục tiêu OKRs, các bạn có thể cùng VNOKRs tìm hiểu thêm qua loạt bài viết sau:

VNOKRs chúc các bạn thiết lập được mô hình quản trị mục tiêu phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm những chuyên gia về quản trị mục tiêu và cần trao đổi, tư vấn để xây dựng, phát triển doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ VNOKRs: