Tuyển chọn mẫu bản đánh giá hiệu suất công việc trong bài viết dưới đây sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng hình dung bản đánh giá chất lượng, mang lại hiệu quả đánh giá chính xác, khách quan. Những lưu ý cuối bài sẽ giúp bạn tinh chỉnh, biến đổi phù hợp nhất với mục tiêu đánh giá.

Xem thêm:

1. Bản đánh giá hiệu suất công việc nhân viên

Để đánh giá hiệu suất công việc nhân viên, bạn có thể tham khảo các mẫu đánh giá cũng như lưu ý các tiêu chí cần có, các việc cần làm dưới đây.

1.1.  Mẫu bản đánh giá hiệu suất công việc nhân viên

1.1.1. Bản đánh giá hiệu suất hàng năm

Bản đánh giá hiệu suất hàng năm thường được sử dụng khi kết thúc năm, trong các dịp tổng kết năm, chuẩn bị kế hoạch làm việc cho nhân viên trong năm mới.

Bản đánh giá này giúp nhà quản lý nhìn nhận được 1 năm vừa qua, nhân viên của mình đã làm việc và đạt hiệu suất như thế nào. Họ có thế mạnh nào cần phát huy hay điểm yếu nào cần cải thiện. 

Đặc biệt, qua bản đánh giá này, nhà quản lý và nhân viên cũng sẽ thiết lập các mục tiêu nhân viên cần hướng tới trong thời gian tiếp theo.

Để thực hiện bản đánh giá hiệu suất hàng năm hiệu quả, bạn cần khuyến khích các quản lý giao tiếp, đối thoại rõ ràng với nhân viên để có cái nhìn cụ thể, chi tiết và chính xác nhất.

Bản đánh giá hiệu suất nhân viên hàng năm

Thông tin nhân viên

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:

Thông tin người đánh giá

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Ngày đánh giá:
Trách nhiệm hiện tại (mô tả công việc hiện tại):
Đánh giá hiệu suất (dựa trên các mục tiêu đã được giao / đạt được)
Đánh giá các thế mạnh của nhân viên
Đánh giá các điểm cần cải thiện của nhân viên
Các mục tiêu thiết lập cho nhân viên trong thời gian tới
Phản hồi và phê duyệt (cung cấp bất kỳ phản hồi hay ghi chú bổ sung nào)
… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên nhân viên

… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên người đánh giá

1.1.2. Bản đánh giá hiệu suất công việc giữa năm

Bản đánh giá hiệu suất giữa năm thường được sử dụng vào thời điểm tháng 5 hoặc 6, sau khi kết thúc quý II. Đánh giá vào giữa năm thường sẽ giúp công ty có những thay đổi kịp thời để phát triển mạnh mẽ hơn, đạt các kết quả vượt trội hơn vào nửa cuối năm còn lại.

Bản đánh giá này sẽ giúp nhà quản lý nhìn nhận được hiệu suất qua 1 khoảng thời gian nửa năm của nhân viên như thế nào. Ngoài ra, nhà quản lý cũng sẽ nắm bắt được các ý kiến, đề xuất cũng như những mong muốn thay đổi, điều chỉnh, cải tiến từ phía nhân viên. 

Để đánh giá hiệu quả, chính xác hiệu suất nhân viên, bạn nên khuyến khích các quản lý đối thoại rõ ràng, cụ thể với nhân viên của họ. Tất cả các ý kiến đề xuất, liên quan từ phía nhân viên đều cần được ghi nhận trong bản đánh giá này.

Bản đánh giá hiệu suất nhân viên giữa năm

Thông tin nhân viên

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Thông tin người đánh giá

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Ngày đánh giá:
Các chủ đề thảo luận Ý kiến đánh giá
Nhân viên đạt hiệu suất công việc ở mức nào?
Tiến độ cải tiến hiệu suất, khắc phục nhược điểm trong công việc?
Cơ hội phát triển kiến thức, kỹ năng của nhân viên?
Phản hồi và đề xuất của nhân viên cho quản lý và công ty
Các ý kiến khác
Đánh giá tổng quan về nhân viên:
… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên nhân viên

… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên người đánh giá

1.1.3. Bản đánh giá hiệu suất hàng quý

Bản đánh giá hiệu suất công việc hàng quý thường được sử dụng đối với những nhân viên mới gia nhập công ty và công ty muốn đánh giá lại liệu họ có thực sự đáp ứng được các đòi hỏi của công việc hay không. Mốc thời gian sau 3 tháng làm việc là vừa đủ để nhân viên thể hiện được kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực công việc của mình.

Bản đánh giá này ngoài việc giúp công ty xác định được mức độ phù hợp, khả năng đáp ứng công việc của nhân viên còn giúp nhân viên và nhà quản lý xác định được những mục tiêu theo chốt nhân viên cần thực hiện trong quý tới.

Để quá trình đánh giá diễn ra thuận lợi, bạn nên thông báo trước với nhân viên của mình rằng sau 3 tháng làm việc, công ty sẽ tiến hành đánh giá hiệu suất. Như vậy, nhân viên sẽ có tâm thế sẵn sàng và nỗ lực cao độ để đạt được kết quả đánh giá tốt nhất.

Bản đánh giá hiệu suất nhân viên hàng quý

    Thông tin nhân viên

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
    Thông tin người đánh giá

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Ngày đánh giá:
Hiệu suất của nhân viên

(Đánh giá dựa trên khả năng hoàn thành, đáp ứng công việc và kỹ năng của nhân viên

Đáp ứng Không đáp ứng
Hoàn thành công việc kịp thời
Tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng
Tạo dựng được mối quan hệ với đồng nghiệp
Khả năng thực hiện công việc đúng quy trình, quy định
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Mục tiêu và các kết quả then chốt cần đạt được trong quý tới:
Nhận xét bổ sung của người đánh giá:
Đánh giá tổng quan về nhân viên:
… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên nhân viên

… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên người đánh giá

1.1.5. Mẫu bản đánh giá nhân viên có thể dùng mọi thời điểm

Thực tế vận hành doanh nghiệp, nhà quản lý có thể thực hiện đánh giá nhân viên vào bất cứ thời điểm nào, miễn là việc đánh giá đó đem lại lợi ích thiết thực. Bạn có thể sử dụng mẫu đánh giá mọi thời điểm này khi muốn tìm kiếm, thiết lập một thay đổi, tạo ra sự đột phá cho công ty của mình.

Bản đánh giá này sẽ giúp nhà quản lý nhìn nhận được thực tế chất lượng nguồn nhân lực công ty mình. Từ đó, nhà quản lý có thể hoạch định kế hoạch phát triển, xây dựng đội ngũ nhân tài trong ngắn, trung và dài hạn.

Để thực hiện bản đánh giá mọi thời điểm hiệu quả, bạn nên tiến hành truyền thông nội bộ rõ ràng để nhân viên hiểu rõ những lợi ích mà đánh giá đem lại cho công ty cũng như cho sự phát triển của mỗi nhân viên.

Bản đánh giá hiệu suất nhân viên
Thông tin nhân viên

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Thông tin người đánh giá

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Ngày đánh giá:
Tiêu chí Kém Đạt Tốt
Tinh thần làm việc trách nhiệm, hết khả năng
Chất lượng công việc
Hiệu suất ổn định trong công việc
Khả năng giao tiếp
Khả năng làm việc độc lập
Khả năng làm việc nhóm
Chủ động trong công việc
Hiệu quả làm việc
Tính sáng tạo trong công việc
Trung thực trong công việc
Quan hệ với đồng nghiệp
Quan hệ với khách hàng
Kỹ năng chuyên môn
Tham gia thường xuyên các hoạt động của công ty
… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên nhân viên

… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên người đánh giá

1.1.6. Mẫu bảng đánh giá hiệu suất nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng thường được ví như những chiến binh thiện chiến ở tuyến đầu giúp đem về các bản hợp đồng ký kết cho công ty. 

Mẫu bản đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên bán hàng thường được sử dụng hàng quý hoặc theo hàng năm. Lý do là vì với một khoảng thời gian dài vừa đủ, số liệu từ quá trình bán hàng của nhân viên mới có thể đem lại cho nhà quản lý những nhận định, đánh giá chính xác nhất.

Mẫu đánh giá này sẽ giúp nhà quản lý nhìn nhận được hiệu suất thực tế nhân viên bán hàng hiện đang thực hiện có đạt so với mục tiêu đề ra hay không. Từ đó, nhà quản lý mới có thể điều chỉnh, có những thay đổi cho phù hợp.

Để quá trình đánh giá diễn ra thuận lợi, bạn nên trao đổi với nhân viên bán hàng về các mục tiêu bán hàng cụ thể ngay từ đầu để nhân viên nỗ lực hoàn thành đúng mục tiêu công ty đề ra. Kết quả đánh giá nhân viên bán hàng nên cho ra những con số định lượng, cụ thể để đánh giá chuẩn xác kết quả nhân viên đạt được. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp với những nhận xét bổ sung từ người quản lý trực tiếp để có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về nhân viên. 

Bản đánh giá hiệu suất nhân viên bán hàng
Thông tin nhân viên

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Thông tin người đánh giá

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Ngày đánh giá:
Tiêu chí Thực tế Mục tiêu Hiệu suất 

(Thực tế / Mục tiêu) * 100%

Lượng khách hàng ký hợp đồng mới
Lượng khách hàng ký bảo trì sản phẩm
Doanh số ký hợp đồng
Mục tiêu và các kết quả then chốt cần đạt được trong tháng / quý / năm tới:
Nhận xét bổ sung của người đánh giá:
Đánh giá tổng quan về nhân viên:
… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên nhân viên

… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên người đánh giá

1.2. Mẫu bản đánh giá hiệu suất nhân viên quản lý

Mẫu bản đánh giá hiệu suất nhân viên là quản lý, thường là quản lý cấp trung được dùng để đánh giá định kỳ hàng năm hoặc nửa năm. 

Mẫu đánh giá này sẽ giúp lãnh đạo công ty nhìn nhận được các quản lý cấp trung của mình đang hoàn thành mục tiêu đề ra ở mức nào; có những hành vi công việc đã phù hợp hay chưa và giúp xác định, thiết lập các mục tiêu cho quản lý trong thời gian tiếp theo.

Để mẫu đánh giá này được thực hiện hiệu quả, chính xác, người đánh giá nên là thành viên ban lãnh đạo công ty đảm nhận theo dõi, hỗ trợ bộ phận của quản lý cấp trung (người được đánh giá).

Bản đánh giá hiệu suất nhân viên quản lý
Thông tin nhân viên

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Thông tin người đánh giá

  • Họ tên:
  • Vị trí công việc:
  • Phòng ban / Bộ phận:
Ngày đánh giá:
1. Đánh giá mục tiêu tổng thể
Mục tiêu Thực tế đạt được (%) Bình luận
2. Đánh giá hành vi tổng thể
Phẩm chất Thực tế đạt được (%) Bình luận
Có mục tiêu phấn đấu
Phát huy hết khả năng
Chia sẻ thông tin
Đóng góp văn hóa công ty
Sự tôn trọng đồng nghiệp
Phát triển hoạt động kinh doanh và thương hiệu
Nhân viên tự đánh giá

  • Tóm tắt các tiêu chuẩn năng lực đạt được
  • Tóm tắt các khía cạnh cần cải thiện, phát triển thêm
Đánh giá mục tiêu

  • Review các mục tiêu trước thời điểm đánh giá
  • Các mục tiêu thiết lập mới
… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên nhân viên

… ngày / tháng / năm

Chữ ký và ghi rõ họ tên người đánh giá

Chương trình Huấn luyện Văn hoá Doanh nghiệp – Builiding the True Company

https://btc.john.vn/

1.3. Tiêu chí cần có trong bảng đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên

Bạn có thể tham khảo các mẫu bản đánh giá ở trên và tinh chỉnh phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của mình. Khi tiến hành đánh giá, một số tiêu chí bạn nên lưu ý cần có trong bản đánh giá của mình, ví dụ như:

1.3.1. Đánh giá mục tiêu

Tiêu chí đánh giá mục tiêu sẽ bao gồm các nội dung như mô tả mục tiêu; cách thức đo lường mục tiêu; trọng sốmức độ hoàn thành mục tiêu của nhân viên. 

Về bản chất, việc đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên là đánh giá xem nhân viên có hoàn thành được mục tiêu đúng tiến độ đề ra hay không. Do đó, bản đánh giá hiệu suất của bạn cần đảm bảo đánh giá được mục tiêu nhân viên đang đảm nhận.

1.3.2. Đánh giá hành vi

Để đánh giá hành vi của nhân viên, bạn có thể xem xét các tiêu chí như có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, phát huy khả năng, chia sẻ thông tin, đóng góp vào văn hóa chung, phát triển hoạt động kinh doanh và thương hiệu… 

Thực tế, hành vi của nhân viên quyết định trực tiếp đến hiệu suất làm việc của họ. Hành vi đúng chuẩn, phù hợp sẽ giúp gia tăng hiệu suất và nên được đưa vào bản đánh giá để đo lường, xem xét.

1.3.3. Tiêu chuẩn năng lực

Năng lực là tổng hòa các đặc điểm về thể chất, tâm lý, kỹ năng của một cá nhân để đáp ứng một hoạt động, công việc cụ thể nhất định. Tùy theo mỗi ngành nghề, vị trí công việc khác nhau mà khung năng lực đánh giá có sự khác nhau.

  • Ví dụ như năng lực nhân viên kinh doanh thông thường sẽ đòi hỏi các tố chất như quyết đoán; nhạy bén; khả năng giải quyết vấn đề; xây dựng mối quan hệ… 
  • Còn năng lực nhân viên sáng tạo nội dung thường sẽ đòi hỏi các tố chất như khả năng sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, diễn đạt, liên tưởng hình ảnh…

Nhà quản lý cần xây dựng khung năng lực cho từng vị trí, cấp bậc để có được đánh giá chính xác, khách quan và nhân viên hiểu được cơ sở đánh giá, từ đó có kế hoạch hoàn thiện năng lực, chinh phục mục tiêu mới.

Đánh giá hiệu suất
Tùy từng vị trí công việc, đặc thù doanh nghiệp sẽ có tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc riêng

1.4. Việc cần làm để có bản đánh giá hiệu suất phát huy hiệu quả?

Để có thể thiết lập được bản đánh giá hiệu suất công việc phát huy được hiệu quả, bạn nên chú ý và thực hiện một số việc như sau:

1.4.1. Xác định mục đích của bản đánh giá

Trước khi bắt đầu thiết lập bản đánh giá hiệu suất, bạn cần xác định rõ mục đích của bản đánh giá dùng để làm gì. Một số gợi ý mục đích đánh giá bạn có thể tham khảo như:

  • Cải tiến hiệu suất làm việc của nhân viên
  • Giúp nhân viên khắc phục các điểm hạn chế trong công việc
  • Dùng làm căn cứ để xem xét tăng giảm lương thưởng, phúc lợi…

1.4.2. Tìm ra khía cạnh quan trọng của hiệu suất và thể hiện rõ ràng trên bản đánh giá 

Mỗi doanh nghiệp, mỗi vị trí công việc của nhân viên sẽ có một góc độ đánh giá hiệu suất khác nhau. Bạn nên cân nhắc khía cạnh quan trọng của hiệu suất nhân viên và thể hiện rõ trên bản đánh giá. 

Ví dụ như với nhân viên kinh doanh thì khía cạnh hiệu suất quan trọng sẽ là doanh số ký hợp đồng. Còn với nhân viên tuyển dụng thì khía cạnh hiệu suất quan trọng là số lượng vị trí tuyển dụng được hoàn thành đúng hạn…

1.4.3. Xác định thang đánh giá rõ ràng và trọng số phù hợp

Thang đánh giá cần được thể rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm hay dẫn đến những đánh giá sai lệch khi triển khai. Mặt khác, thang đánh giá còn nên gắn với trọng số phù hợp để giúp kết quả đánh giá có thể dễ dàng tổng hợp, chuyển từ dữ liệu thành thông tin hữu ích cho nhà quản lý.

1.4.4. Dễ dàng sử dụng

Bản đánh giá hiệu suất dù được làm trên nền tảng online hay offline thì cũng cần đảm bảo yếu tố dễ dàng sử dụng. Bạn nên cân nhắc đặc thù của công ty, nhân viên của mình sẽ dễ dàng sử dụng bản đánh giá như thế nào hơn để lựa chọn. 

Đánh giá hiệu suất nhân viên
Bản đánh giá hiệu suất cần phải đảm bảo yếu tố dễ dàng sử dụng

Mặt khác, về nội dung bản đánh giá với nhân viên, bạn nên sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu để nhân viên có thể trả lời chính xác. Còn với nhà quản lý, bản đánh giá cần được thiết lập để giúp họ có thể thu nhận được các thông tin rõ ràng, chính xác nhất nhằm đưa ra quyết định quản trị.

1.4.5. Kết hợp bản tự đánh giá hiệu suất của nhân viên để có kết quả khách quan, 2 chiều 

Bản đánh giá hiệu suất công việc có thể kết hợp cùng bản tự đánh giá hiệu suất của nhân viên nhằm đưa ra được kết quả đánh giá khách quan nhất. Mặt khác, việc nhà quản lý lắng nghe ý kiến của nhân viên thông qua bản tự đánh giá cũng giúp kết quả đánh giá hiệu suất được tổng hợp từ 2 chiều, đầy đủ thông tin nhất. 

Chỉ khi có kết quả đánh giá hiệu suất khách quan, đầy đủ, nhà quản lý mới có thể đưa ra được quyết định đúng để giúp nhân viên gia tăng, cải thiện hiệu suất công việc.

1.4.6. Tiến hành thường xuyên, liên tục

Muốn bản đánh giá hiệu suất phát huy hiệu quả, bạn nên tiến hành đánh giá thường xuyên, liên tục. Thực tế, các doanh nghiệp thường tiến hành đánh giá hiệu suất công việc ít nhất 1 lần mỗi năm, hoặc thậm chí là 2 lần mỗi năm. 

Việc bạn đánh giá thường xuyên, liên tục hiệu suất công việc của nhân viên sẽ giúp công ty có cái nhìn toàn diện, chính xác và nhanh chóng có những điều chỉnh thích hợp để giúp nhân viên cải thiện hiệu suất, khắc phục các điểm hạn chế trong công việc.

2. Bản tự đánh giá hiệu suất công việc của bản thân

Ngoài việc đánh giá hiệu suất nhân viên, bạn có thể tiến hành để nhân viên tự đánh giá hiệu suất công việc của chính họ. Góc nhìn từ chính nhân viên có thể cung cấp cho nhà quản lý và công ty những thông tin đa dạng hơn.

2.1. Nội dung cần có của bản tự đánh giá hiệu suất công việc

Bản tự đánh giá hiệu suất công việc sẽ dùng để nhân viên tự nhìn nhận, tự đánh giá về hiệu suất công việc của chính họ. Từ góc nhìn của “người trong cuộc” các vấn đề sẽ rõ ràng, thậm chí là khác biệt so với góc nhìn của nhà quản lý. 

Để nhân viên tự đánh giá hiệu suất công việc là 1 lăng kính giúp nhà quản lý nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực của nhân viên nhà quản lý nên đưa vào các nội dung định hướng:

  • Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Thông tin này rất quan trọng để giúp nhà quản lý có thể sắp xếp nhân sự phù hợp: việc đúng người, người đúng việc.
  • Những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Việc đưa yếu này vào bản tự đánh giá giúp nhà quản lý nhìn nhận nhân viên có thực sự hiểu, thấm nhuần và phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty hay không. Những hành vi của nhân viên có thể hiện được giá trị này? Từ đó nhà quản lý có thể nhận định sự gắn bó và phát triển của nhân viên ở doanh nghiệp đến đâu.
  • Thành tích: Bạn nên khuyến khích nhân viên chia sẻ thành tích. Cảm giác của những người chiến thắng sẽ khiến nhân viên thoải mái và luôn nỗ lực gia tăng hiệu suất công việc cao hơn.
  • Mục tiêu phát triển công việc: Đây là thông tin sẽ giúp nhà quản lý hiểu thêm được động lực làm của nhân viên. Họ đang hàng ngày làm việc để đạt được mục tiêu, đạt được điều gì. Với những nhân viên có mục tiêu công việc phù hợp, thống nhất với mục tiêu chung thì doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bền vững và có nhiều đột phá thành công mới.
  • Những việc cần làm để đạt được mục tiêu: Khi nhân viên đề ra mục tiêu và chủ động lên kế hoạch chinh phục mục tiêu. Trong tâm thế chủ động này, khi gặp khó khăn họ cũng có tâm thế đề xuất những việc, những phương cách giúp họ đạt được mục tiêu đó. Nhà quản lý nên chú ý những đề xuất của nhân viên. Rất nhiều những ý tưởng, đề xuất hay từ chính nhân viên có thể đóng góp cho kế hoạch phát triển toàn công ty.
Đánh giá hiệu suất bản thân
Bản đánh giá hiệu suất công việc của bản thân cần kết nối mục tiêu của bản thân với mục tiêu công ty

 Các nội dung trên là những nội dung cốt lõi, nên có của một bản tự đánh giá hiệu suất công việc. Trong thực tế triển khai đánh giá, bạn nên cân nhắc đến các yếu tố đặc thù của doanh nghiệp, của các phòng ban, bộ phận và nhân viên của mình để tùy chỉnh nội dung đánh giá phù hợp nhất.

2.2. Lưu ý khi viết bản tự đánh giá hiệu suất của bản thân

Với bản tự đánh giá hiệu suất của bản thân, bạn nên lưu ý một số chi tiết cụ thể như sau:

  • Kết nối hành động của bản thân với mục tiêu của nhà quản lý và công ty: Những nỗ lực trong công việc của bạn sẽ không có giá trị gì nhiều nếu nằm ngoài những mục tiêu mà nhà quản lý và công ty đang hướng tới. 
  • Trung thực khi đánh giá và nhận xét: Để đảm bảo trung thực nhất khi tự đánh giá, bạn có thể bổ sung các số liệu cụ thể về hiệu suất công việc của mình. Trung thực còn có nghĩa là bạn không chỉ tập trung vào những điểm mạnh, thành tựu đã đạt được mà còn nên chỉ ra những điểm hạn chế cần khắc phục, điều chỉnh.
  • Sự chuyên nghiệp của bản tự đánh giá: Bạn không nên biến bản tự đánh giá hiệu suất công việc trở thành một bản phê phán về lãnh đạo hay chỉ trích đồng nghiệp của mình. Những nội dung đề cập trong bản tự đánh giá nên được thể hiện chuyên nghiệp, theo hướng tích cực, tìm kiếm giải pháp thay vì đổ lỗi và chỉ trích.
  • Thể hiện mục tiêu phát triển trong tương lai: Bạn hãy thể hiện rõ ràng mục tiêu mình mong muốn đạt được trong tương lai. Thông tin này sẽ giúp quản lý của bạn có thể nhìn nhận và hỗ trợ bạn tốt hơn.
  • Cung cấp dữ liệu chính xác và đầy đủ: Kết quả đánh giá sẽ giúp nhà quản lý và công ty có thêm những căn cứ chính xác để hoạch định kế hoạch phát triển. Do đó, bạn nên cung cấp các dữ liệu về hiệu suất công việc càng chính xác và đầy đủ càng tốt. Mọi số liệu sai lệch, thiếu chính xác đều có thể khiến công ty nhìn nhận không đúng thực tế và lên kế hoạch phát triển sai.
  • Kết quả đầu ra cần khai thác được của bản đánh giá hiệu suất: Thông qua bản tự đánh giá hiệu suất, bạn có thể chia sẻ với công ty những thông tin quan trọng như:
  • Động lực làm việc của bạn là gì?
  • Bạn cần làm gì để được phát triển hơn nữa?
  • Lĩnh vực nào bạn cần được đào tạo?
  • Bạn cần trau dồi thêm những kiến thức nào?

Những kết quả từ bản tự đánh giá sẽ là dữ liệu quan trọng giúp phòng ban và công ty của bạn hoạch định chiến lược nhân sự, kế hoạch phát triển trong ngắn, trung và dài hạn. Mỗi nhân viên tự đánh giá hiệu suất công việc cụ thể, có kết quả như trên cũng như góp 1 viên gạch vững chắc để tạo tiền đề giúp công ty phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn. 

*

Trên đây, bạn đã cùng VNOKRs tìm hiểu bản đánh giá hiệu suất công việc. Bạn có thể kết hợp đánh giá hiệu suất công việc nhân viên với việc để nhân viên tự đánh giá hiệu suất công việc của chính họ. Kết quả từ 2 bản đánh giá có thể giúp doanh nghiệp của bạn thêm những dữ liệu quan trọng, chính xác để hoạch định kế hoạch phát triển phù hợp.

Nếu cần tư vấn hay nhận thêm thông tin về đánh giá hiệu suất công việc, bạn có thể liên hệ với VNOKRs.

CÔNG TY TNHH J.O.H.N Capital