Xây dựng OKRs Marketing hay áp dụng quản trị mục tiêu OKRs cho Marketing có thể làm tăng hiệu quả sử dụng nhân lực và tăng tầm ảnh hưởng của hoạt động Marketing. Trong bài viết này, VNOKRs sẽ chia sẻ các ví dụ về các bộ OKRs của nhóm Marketing để bạn cùng tham khảo và tạo lập được bộ OKRs cho cá nhân mình.
1. Tại sao nên dùng OKRs cho Marketing?
Bộ phận Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại doanh thu cho công ty. Có thể nói, hoạt động của bộ phận Marketing phụ thuộc vào các bộ phận khác và các bộ phận khác cũng cần team Marketing để có thể hoạt động được.
Lấy một ví dụ đơn giản như sau:
Khi team Nghiên cứu tạo ra một sản phẩm, nhưng team Marketing không biết và không thực hiện quảng bá, thì khách hàng sẽ không biết tới sản phẩm và team Sales chắc chắn không thể thu về đơn hàng nào.
Vậy là khi hoạt động Marketing diễn ra đơn lẻ, thiếu kết nối với các bộ phận khác, công ty sẽ bị thiệt hại và sụt giảm doanh thu.
Tuy nhiên, chính áp lực mang lại doanh thu có thể khiến cho team Marketing bị căng thẳng, dẫn tới việc đưa ra nhiều “lời hứa hẹn” với cấp trên và các bộ phận khác, nhưng lại không thể thực hiện hóa được lời hứa đó.
Khi này, mô hình OKRs chính là giải pháp toàn vẹn nhất, giúp xử lý mọi vấn đề.
Với OKRs, mọi hoạt động trong công ty đều trở nên minh bạch và được thống nhất, liên quan tới nhau.
Do đó, hoạt động của Marketing cũng sẽ gắn liền với hoạt động ra mắt sản phẩm mới, cũng như chiến dịch tiếp thị của công ty. Điều này sẽ giúp việc kinh doanh của công ty diễn ra hiệu quả hơn, mang lại doanh thu lớn hơn.
Ngoài ra khi thiết lập OKRs cho Marketing, với mỗi mục tiêu đưa ra, team Marketing hoàn toàn có thể cân nhắc và nêu ra ý kiến của họ, giúp định hướng và thiết lập các mục tiêu Marketing hợp lý và thực tế hơn.
Điều này sẽ làm giảm tình trạng “hứa 1 đằng, làm 1 nẻo” của team Marketing, cũng như giúp các bộ phận khác hình dung chính xác kết quả họ sẽ nhận được từ sự kết hợp cùng Marketing. Kết quả là kế hoạch đặt ra sát với thực tế hơn và được hoàn thành chính xác hơn.
Có thể thấy rằng, áp dụng OKRs cho Marketing không chỉ mang tới hiệu quả cho riêng bộ phận này, mà OKRs còn mang tới nhiều lợi ích cho toàn bộ công ty.
2. Cần lưu ý gì khi đặt OKRs cho Marketing?
Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp và nhu cầu, nhưng về cơ bản sẽ có một số nguyên tắc bạn cần tuân thủ như sau để có thể thiết lập OKRs thành công cho bộ phận Marketing:
- Mục tiêu đề ra cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên muốn làm, muốn chinh phục, muốn đạt được
- Các kết quả chính cần phải gắn với những yếu tố định lượng cụ thể để có thể đo lường, đánh giá chính xác hiệu quả đạt được
- OKRs cần được thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh gây nhầm lẫn
- Có sự kết nối thông tin giữa các cá nhân, phòng ban, bộ phận về OKRs. Bởi vì OKRs giữa các cá nhân, phòng ban, bộ phận có thể liên quan đến nhau, phụ thuộc, nối tiếp nhau.
- OKRs cần mang tính thúc đẩy sự phát triển tích cực hơn chứ không phải duy trì những điều đang tồn tại. Một OKRs sẽ cần những nỗ lực để hoàn thành chứ không phải duy trì nhịp công việc hiện tại để hoàn thành.
- OKRs cần mang tính kết nối giá trị giữa các cá nhân, nhóm, phòng ban… để tạo nên giá trị chung cộng hưởng. OKRs bạn thiết lập cho Phòng Marketing cũng phải trên cơ sở cộng hưởng vào giá trị chung công ty đang hướng tới.
- Cần đảm bảo đủ các kết quả chính (KRs) để thực hiện mục tiêu (O) đề ra cho Phòng Marketing. Việc không đảm bảo đủ các kết quả chính cần đạt sẽ dẫn đến nguy cơ không thực hiện được mục tiêu.
Áp dụng OKRs cho Marketing giúp liên kết đội nhóm, tạo động lực để hoàn thành mục tiêu chung.
3. Ví dụ OKRs Marketing
Bộ OKRs cho Marketing sẽ được đặt ra theo một số cách khác nhau, tương ứng với các loại hình Marketing được thực hiện, hoặc thay đổi theo cấp bậc mà OKRs đó được áp dụng.
3.1. Theo loại hình
Inbound Marketing
Content Marketing
Event Marketing
Email Marketing
3.2. Theo cấp bậc
Trưởng phòng Marketing
Quản lý Marketing
Công ty Marketing
Nhóm Marketing
THAM KHẢO THÊM | Cách viết OKRs cho Nhân sự (HR)
Kết luận,
Qua những ví dụ OKRs nêu trên, có thể thấy không có giới hạn cho những mục tiêu đề ra, mục tiêu càng táo bạo và thách thức thì kết quả đạt được càng giá trị. Kể cả khi bạn chỉ đạt được 70% cho một mục tiêu khát vọng (mở rộng) thì vẫn tốt hơn việc không đặt ra mục tiêu và không đạt được điều gì.
Tuy nhiên, mục tiêu khát vọng nhưng không nên quá xa rời thực tế và trở thành một điều “viển vông” không thể thực hiện được. Tùy vào giai đoạn phát triển của công ty, năng lực cũng như cấp bậc của mỗi thành viên, các mẫu OKRs cho Marketing nên được đặt ra và điều chỉnh hợp lý.
Bạn cũng nên lưu ý thiết lập OKRs khát vọng xen kẽ với OKRs cam kết để đảm bảo việc áp dụng Marketing OKRs luôn mang lại giá trị thực tế và ổn định cho công ty, cũng như giúp bộ phận Marketing không bị quá tải.
Các thành viên trong tổ chức thường cần một vài chu kỳ để học cách viết OKRs hiệu quả . Có đủ kiên nhẫn để thực hiện, bạn sẽ thấy OKRs sẽ thúc đẩy sự tham gia, động lực và hiệu suất của nhóm của bạn như thế nào. Bạn có thể sử dụng các ví dụ ở trên để lấy cảm hứng và hình thành nên các OKRs cho bộ phận Marketing của riêng bạn.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.