OKRs và BSC được sinh ra để hỗ trợ các cá nhân, tổ chức quản trị công việc một cách hiệu quả hơn, nhằm mang lại hiệu quả làm việc cao hơn, từ đó mang lại lợi ích lớn hơn cho cá nhân và doanh nghiệp.
1. Sơ lược về OKRs và BSC
OKRs – Mục tiêu & kết quả chính
OKRs là tên viết tắt của cụm từ “Objectives and Key Results” hay “Mục tiêu và các kết quả chính”. Đây là một phương pháp quản lý mục tiêu có thể áp dụng ở cả quy mô lớn như (công ty, chi nhánh…) và quy mô nhỏ (nhóm, cá nhân…).
OKRs giúp các tổ chức, nhóm, cá nhân… xác định được mục tiêu quan trọng và cần ưu tiên nhất, từ đó tập trung thời gian và nguồn lực đầu tư, nhằm đạt được miêu đã đề ra. Với các công ty, tổ chức, điều này khiến họ xây dựng chiến lược và thực hiện hóa chiến lược đó thành công hơn.
Cũng vì thế, OKRs đã được rất nhiều tập đoàn hàng đầu áp dụng và duy trì sử dụng như Intel, Google, Youtube… Ở Việt Nam, dù còn khá mới mẻ nhưng OKRs cũng đã được một số công ty lớn sử dụng như FPT, Careerbuilder…
BSC – Bảng điểm cân bằng
BSC (Balanced scorecard) là một hệ thống quản lý (chứ không chỉ là một hệ thống đo lường) giúp cho tổ chức xác định rõ tầm nhìn và chiến lược và chuyển chúng thành hành động.
Đối với doanh nghiệp, hệ thống BSC cung cấp đầy đủ các phản hồi về quá trình kinh doanh nội bộ và kết quả kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể xem xét, cải tiến liên tục để đạt được kết quả và hiệu quả cao hơn.
BSC xem xét một tổ chức từ 4 khía cạnh
- Khía cạnh học hỏi và phát triển
- Khía cạnh quy trình nội bộ
- Khía cạnh khách hàng
- Khía cạnh tài chính
Từ những khía cạnh này, BSC xây dựng một hệ thống đo lường, thu thập các dữ liệu và phân tích các dữ liệu đó trong mối quan hệ giữa các khía cạnh với nhau.
2. So sánh OKRs và BSC
[su_table]Tiêu chí | OKRs | BSC | Kết luận |
Đánh giá kết quả | Đánh giá được mức độ hoàn thành và nỗ lực đã bỏ ra trong việc thực hiện mục tiêu và các kết quả chính. Từ đó có thể điều chỉnh để đặt ra mục tiêu phù hợp hơn. |
Đánh giá được các bộ phận trong doanh nghiệp có tạo ra giá trị gì cho khách hàng không. Chỉ ra những yêu cầu về nâng cao năng lực nhân viên và đầu tư cho con người, hệ thống và quá trình vận hành trong công ty. Từ đó cải tiến được hiệu quả kinh doanh. |
BSC tỏ ra hiệu quả hơn OKRs trong việc đánh giá kết quả tổng thể toàn công ty, tổ chức. |
Chu kỳ | Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm Thông thường, OKRs thường xây dựng theo quý. Chu kỳ đánh giá có thể thay đổi tùy vào cấp độ thực hiện hoặc tình hình thực tế. |
Thường là hàng năm | OKRs có chu kỳ đánh giá thường xuyên hơn, giúp bạn theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu và các kết quả chính sát sao, kịp thời hơn. |
Phạm vi thực hiện | OKRs đem đến sự thay đổi cả theo chiều rộng và chiều sâu trong tiến trình phát triển của tổ chức. Toàn công ty, các phòng ban và đến từng nhân viên đều có OKRs với các mục tiêu, kết quả chính rõ ràng. | Tập trung vào phong cách lãnh đạo từ trên xuống. | OKRs sẽ hiệu quả hơn đến với các công ty trẻ, khởi nghiệp, các công ty trong lĩnh vực công nghệ… |
Căn cứ xây dựng | Dựa trên việc xây dựng mục tiêu và các kết quả chính. | Dựa trên việc xem xét, đánh giá 4 khía cạnh: học hỏi và phát triển; quy trình nội bộ; khách hàng; tài chính. | OKRs hướng tới mục tiêu và các kết quả chính, còn BSC hướng tới việc xem xét sự phát triển tổng thể của tổ chức. |
Mức độ hoàn thành | Nhân viên thường sẽ khó đạt mức độ hoàn thành 100% mục tiêu OKRs vì các mục tiêu của OKRs thường rất tham vọng, mang tính cách mạng, truyền cảm hứng. | BSC hướng tới việc hoàn thành mục tiêu đề ra. | Kể cả khi bạn chỉ hoàn thành 70% của mục tiêu tham vọng, phi thường thì vẫn tốt hơn đạt 100% của mục tiêu bình thường, không cần nỗ lực nhiều. |
3. Nên lựa chọn OKRs hay BSC?
Sẽ thật khó để nói rằng OKRs hay BSC hoàn toàn tốt hơn để lựa chọn áp dụng cho công ty, tổ chức của bạn.
Nếu BSC tỏ ra hiệu quả hơn OKRs trong việc đánh giá kết quả tổng thể toàn công ty, thì OKRs lại vượt mặt “đàn anh” ở yếu tố thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu công việc.
OKRs có thể đem đến cho công ty bạn một sự cải cách, đổi mới, những bước tiến vượt trội còn BSC đem đến sự cân bằng, ổn định trong phát triển.
OKRs và BSC đánh đến nhiều điểm khác nhau trong quản trị doanh nghiệp và mang tới những giá trị khác nhau.
Do đó, rất khó để có thể so sánh công bằng 2 phương pháp này.
Mỗi phương pháp quản lý đều có những điểm tích cực riêng và người quản lý có thể lựa chọn sử dụng OKRs hay BSC tùy theo tình hình phát triển, mục tiêu phát triển riêng của tổ chức, công ty mình.
Có thể ví von hình ảnh OKRs và BSC cũng như hai chiếc “bếp từ và bếp nướng”. Tùy theo món ăn, mục đích sử dụng khác nhau mà bạn sẽ lựa chọn loại bếp khác nhau.
4. Kết hợp OKRs và BSC?
OKRs và BSC dù có những khác biệt rõ ràng nhưng điểm chung lớn nhất giữa 2 phương pháp quản lý này là đều tập trung vào các mục tiêu. Đó là các mục tiêu thúc đẩy công ty, tổ chức của bạn phát triển.
Cả hai phương pháp quản lý đều có giá trị riêng.
Nếu OKRs có nhịp đánh giá ngắn hơn giúp bạn thích nghi, biến đổi, điều chỉnh mục tiêu phù hợp tình hình thì BSC với việc xem xét 4 khía cạnh phát triển cũng đem lại lợi ích đáng kể.
OKRs và BSC có thể kết hợp và bổ trợ cho nhau. Trong một tổ chức, lãnh đạo ở cấp cao có thể áp dụng BSC để có cái nhìn toàn diện về sự phát triển của tổ chức. Và, ở các cấp độ thấp hơn như phòng ban, cá nhân có thể áp dụng OKRs để liên tục theo đuổi, hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng.
Bí Mật của top 1% doanh nghiệp Fortune 500 tăng trưởng đột phá x3-x10 so với công ty cùng ngành với hệ thống vận hành tự động >90%, trong khi vẫn duy trì an toàn và bền bỉ và giữ vững vị trí trong suốt 10-30 năm kế tiếp?
Khám phá bí quyết giúp họ triển khai OKRs với tốc độ x3-x5 so với các công ty đồng cấp với 1 sự ổn định và tương thích đáng kinh ngạc.
5. Tương lai của OKRs – BSC
BSC là một phương pháp quản lý đã được phát triển và áp dụng từ những năm 1990. Đến nay, BSC vẫn là hình thức quản lý rất phổ biến.
Ban đầu, BSC được sử dụng chủ yếu như một hệ thống đo lường, giúp các tổ chức cân bằng các chỉ số tài chính và phi tài chính.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của phương pháp quản lý này, BSC đã giúp các tổ chức có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về sự phát triển của tổ chức dựa trên 4 khía cạnh: học hỏi và phát triển; quy trình nội bộ; khách hàng; tài chính.
OKRs hiện cũng đang được áp dụng tại nhiều công ty hàng đầu thế giới do có ưu điểm về sự linh hoạt và đề cao tính tham vọng ở mọi cấp bậc. Tại thời điểm hiện tại, OKRs chủ yếu tập trung vào việc: tạo ra mục tiêu và đo lường các kết quả chính để hướng tới mục tiêu đó.
Theo thời gian, giới nghiên cứu tin tưởng OKRs sẽ được liên kết với các quy trình tổ chức nhiều hơn, biến OKRs trở thành trung tâm trong chiến lược phát triển tổ chức.
XEM TỔNG THỂ CHUỖI BÀI VIẾT SO SÁNH OKRs:
- OKRs và KPI – Đâu là sự lựa chọn tối ưu nhất?
- So sánh OKRs và mục tiêu SMART
- Sự kết hợp OKRs và CFRs: “Cặp bài trùng” ăn ý
- Đánh giá chi tiết MBO và OKRs: Bên nào hơn?
- Nguyên tắc kết hợp KPI và OKRs đúng cách
Kết luận,
OKRs và BSC chắc chắn sẽ còn được áp dụng lâu dài và khả năng lớn sẽ được kết hợp cùng nhau trong các công ty quy mô lớn để mang lại hiệu quả quản trị toàn vẹn hơn.
Tuy nhiên trong 2 mô hình này thì OKRs là mô hình quản trị hiện đại đang được áp dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Cùng tìm hiểu thêm về OKRs tại đây
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn
Pingback: OKRs là gì? 15+ Điều bạn cần biết về Quản trị mục tiêu OKRs