Kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị là gốc rễ giúp nhà quản trị có thể xử lý thông suốt công việc cũng như điều phối, hỗ trợ team hướng đến mục tiêu chung. Một nhân viên có chuyên môn tốt trong thực tế sẽ rất dễ được đề bạt lên các vị trí quản lý. Đồng thời, một quản lý có chuyên môn tốt sẽ ngày càng xây dựng được uy tín, niềm tin với đội ngũ của họ. Bạn hãy cùng VNOKRs tìm hiểu về kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị quà bài viết sau.
Khái niệm kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là tổng hòa những kỹ năng mang tính học thuật, chuyên ngành của từng lĩnh vực, ngành nghề. Một cá nhân có kỹ năng chuyên môn là người am hiểu rõ những kiến thức, kỹ năng mà ngành nghề đó yêu cầu để thực hiện công việc và đạt kết quả như kỳ vọng.
Xem xét một cách hình ảnh thì kỹ năng chuyên môn cũng giống như gốc rễ để phát triển công việc của mỗi cá nhân. Có gốc rễ chuyên môn càng sâu thì công việc của một cá nhân càng được thực hiện thuận lợi, thuần thục, đạt kết quả vượt trội.
Kỹ năng chuyên môn cần có quá trình rèn luyện, tích lũy, trau dồi qua môi trường trường lớp học thuật hoặc qua môi trường thực tế công việc. Thông qua học tập, làm việc mà mỗi cá nhân có thể tích lũy kinh nghiệm để liên tục làm dày hơn chuyên môn và tối ưu hóa công việc của mình.
Trong thực tế, kỹ năng chuyên môn của một vị trí công việc thể hiện rất rõ ở phần yêu cầu trên tin đăng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ yêu cầu ứng viên cần đáp ứng để phù hợp với vị trí công việc.
Trong một doanh nghiệp, tổ chức, với các vị trí quản lý cấp thấp (cấp cơ sở) và quản lý cấp trung sẽ rất cần có kỹ năng chuyên môn vượt trội. Vì quản lý cấp cơ sở, cấp trung ngoài vai trò quản lý của mình còn trực tiếp đồng hành, tư vấn, hỗ trợ cho nhân viên thuộc team về những vấn đề chuyên môn do họ quản lý. Nếu không vững chuyên môn, có bề dày nghiệp vụ thì cấp quản lý này sẽ rất khó có thể tạo dựng uy tín, tạo động lực, tinh thần làm việc tích cực cho team.
Bạn có thể theo dõi bảng ví dụ dưới đây để hiểu hơn về kỹ năng chuyên môn.
TT | Vị trí công việc | Kỹ năng chuyên môn |
1 | Lập trình viên .NET |
|
2 | Thợ sửa xe máy |
|
3 | Hướng dẫn viên du lịch |
|
4 | Huấn luyện viên cá nhân (PT) |
|
5 | Chuyên viên truyền thông nội bộ |
|
6 | Trưởng bộ phận tuyển dụng |
|
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng cần thiết của nhà quản lý
Vì sao kỹ năng chuyên môn lại quan trọng đối với nhà quản trị
Kỹ năng chuyên môn là câu chuyện được nhấn mạnh trong môi trường học thuật, trường lớp. Trong thực tế công việc, kỹ năng chuyên môn cũng vô cùng quan trọng. Một nhân viên thiếu, yếu chuyên môn sẽ xử lý công việc một cách khó khăn, vướng mắc với nhiều rủi ro.
Ở vị trí nhân viên, thiếu chuyên môn phần nhiều sẽ chỉ ảnh hưởng tới công việc của chính nhân viên đó và một vài đồng nghiệp phối hợp làm cùng. Còn với nhà quản trị, thiếu chuyên môn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện với toàn bộ team do họ quản lý.
Có nhiều căn cứ để khẳng định kỹ năng chuyên môn thực sự quan trọng, đem lại lợi ích với nhà quản trị:
- Giúp nhà quản trị giải quyết công việc chuyên môn do team phụ trách một cách thông suốt
- Có chuyên môn vững chắc, nhà quản trị và đội ngũ của mình sẽ có một “ngôn ngữ”, một nền kiến thức chung và do đó sẽ giao tiếp, phối hợp với nhau hiệu quả hơn
- Góp phần xây dựng uy tín, niềm tin của đội ngũ với người quản lý, lãnh đạo
- Góp phần giúp nhà quản trị dự phòng và ngăn chặn những tình huống rủi ro, vướng mắc trong lĩnh vực chuyên môn do team phụ trách
- Là cơ sở quan trọng để nhà quản trị được đề bạt, giao những vị trí quản lý ở cấp cao hơn
Một nhà quản trị có kỹ năng chuyên môn giỏi không chỉ giúp ích cho chính họ mà còn đem lại lợi ích, đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở những khía cạnh như:
- Cải thiện hiệu quả, hiệu suất công việc của từng bộ phận và toàn tổ chức
- Góp phần xây dựng đội ngũ kế cận giỏi chuyên môn do nhà quản trị thường cũng đồng thời là những người đào tạo trong nội bộ tổ chức
- Hỗ trợ công tác tuyển dụng của tổ chức. Ứng viên cũng rất mong muốn được gia nhập công ty có những thành viên, quản lý giỏi chuyên môn
- Giúp phát triển hình ảnh của tổ chức với những thành viên là chuyên gia trong từng lĩnh vực
Cách để cải thiện kỹ năng chuyên môn cho nhà quản trị
Như phân tích ở trên, kỹ năng chuyên môn có vai trò quan trọng với nhà quản trị và với chính tổ chức. Do đó, liên tục học tập, trau dồi, nâng cao kỹ năng chuyên môn là điều cần thiết. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau để cải thiện kỹ năng chuyên môn của mình.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh và điểm yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc, định hướng phát triển công việc dài hạn của mỗi cá nhân. Bạn muốn cải thiện kỹ năng chuyên môn sẽ cần một quá trình tích lũy dài hạn, có lộ trình cụ thể. Do đó, ngay từ khi bắt đầu định hướng phát triển công việc của mình, bạn cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Xác định đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn tránh được tình trạng làm không đúng nghề, không phù hợp năng lực, thế mạnh của mình. Từ đó, lộ trình công việc của bạn sẽ đúng hướng, đỡ tốn thời gian, nỗ lực không cần thiết vào những ngành nghề, lĩnh vực bạn không có thế mạnh.
Chẳng hạn như một cá nhân có năng lực chuyên môn về ngôn ngữ, phát triển nội dung nhưng tổ chức phân công kiêm nhiệm cả quản trị nhân sự, tuyển dụng, đào tạo… thì họ vẫn có thể hoàn thành được công việc. Tuy nhiên, những công việc không phải chuyên môn, không đúng thế mạnh của cá nhân thì họ khó có thể đạt kết quả công việc xuất sắc.
Học tập không ngừng
Về khái niệm, kỹ năng chuyên môn là tổng hòa những kỹ năng mang tính học thuật, chuyên ngành của từng lĩnh vực, ngành nghề. Kiến thức mỗi lĩnh vực, ngành nghề liên tục có sự cập nhật, phát triển mới. Do đó, chỉ thông qua học tập không ngừng mới giúp bạn có thể dần nắm bắt được kỹ năng chuyên môn thuộc ngành nghề mình đang hoạt động.
Ví dụ như:
- Nghệ nhân điêu khắc nếu cứ yên tâm chỉ làm theo một mẫu, một lối mòn qua hàng chục năm sẽ dần trở nên lỗi thời, không đáp ứng thị trường
- Lập trình viên nếu ngại học ngôn ngữ lập trình, cập nhật kiến thức công nghệ sẽ dễ bị tụt hậu, không đáp ứng được công việc
- Quản trị nhân sự nếu thiếu đi sự học hỏi, tích lũy kiến thức về các xu hướng, quy trình, quy định nhân sự sẽ dễ dẫn đến việc xử lý sai sót, thiếu hiệu quả trong việc quản trị nhân sự của tổ chức…
Học tập có thể thông qua nhiều hình thức như: trường lớp chính quy, thực tế công việc hoặc qua những hình thức linh hoạt hơn như mentor; online… Với sự cởi mở, đa dạng các môi trường, không gian học tập như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể học tập liên tục để nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.
Đón nhận phản hồi
Phản hồi có 2 dạng là phản hồi tích cực và phản hồi tiêu cực. Dù với phản hồi dạng nào bạn cũng nên sẵn sàng tiếp nhận với sự bình tĩnh, tập trung hướng về công việc, mục tiêu cần đạt được.
Bạn không nên đồng nhất các phản hồi với sự khen, chê. Phản hồi tập trung vào công việc còn khen, chê là những đánh giá có phần cảm tính cá nhân và hướng đến cá nhân. Chỉ khi bạn tiếp nhận phản hồi với sự chủ động, tập trung vào công việc thì bạn mới có thể cải tiến công việc của mình tốt hơn mỗi ngày.
Phản hồi tích cực là căn cứ để bạn tiếp tục phát huy, cải tiến cách làm việc, kết quả hiện tại. Còn phản hồi tiêu cực là căn cứ để bạn tìm cách khắc phục, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề đang vướng mắc.
Thông qua đón nhận phản hồi, bạn cũng sẽ nâng cao được kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của mình qua thực tế công việc. Những vòng lặp công việc hàng ngày có thể khiến bạn làm việc theo thói quen qua nhiều năm. Do đó, bạn hãy trân trọng những ý kiến phản hồi và tận dụng, chắt lọc chúng để bước ra khỏi vòng lặp công việc theo thói quen đó.
Bước ra khỏi vùng an toàn
Vùng an toàn là khoảng “không gian” làm việc mà bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bạn có thể làm việc trong vùng an toàn 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, vòng lặp công việc trong vùng an toàn sẽ khiến bạn dần trở nên chây ỳ, thiếu sự “tươi mới” và động lực công việc.
Thay vì vậy, bạn có thể tìm cách nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình thông qua việc vượt qua vùng an toàn công việc. Vượt qua vùng an toàn không có nghĩa là bạn phải nhảy việc, chuyển nơi công tác mà bạn có thể nhận thêm những dự án ngoài giờ để thử thách bản thân trong một công việc, môi trường làm việc mới. Như vậy, bạn vừa cải thiện được thu nhập vừa gia tăng được kiến thức, kinh nghiệm và những trải nghiệm công việc mới.
Với nền tảng công nghệ và khả năng làm việc online như hiện nay, việc tìm kiếm một công việc mới bán thời gian, ngoài giờ hành chính để thử sức và nâng cao kỹ năng chuyên môn là điều không còn quá khó khăn.
Rõ ràng việc bước ra khỏi vùng an toàn với mỗi cá nhân là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để bạn có thể tạo nên bước đột phá về kỹ năng chuyên môn của mình.
Tìm một người cố vấn
Bạn muốn giỏi chuyên môn trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó, bạn rất nên tìm một người cố vấn cho mình. Người cố vấn có thể là chuyên gia trong lĩnh vực, trưởng phòng, quản lý trực tiếp, là đồng nghiệp, bạn bè hoặc là thầy giáo của bạn… Điểm chung của người cố vấn là họ đều đã có kinh nghiệm và đã từng trải qua hoặc đang đảm nhận vị trí công việc bạn muốn tìm hiểu, hướng tới.
Chẳng hạn như bạn muốn trở thành một huấn luyện viên cá nhân cho môn thể hình (PT) thì bạn nên tìm người cố vấn là một PT. Bạn muốn trở thành một chuyên viên tuyển dụng giỏi thì bạn có thể ứng tuyển vào một công ty hunt và học hỏi kinh nghiệm từ trưởng phòng, quản lý của mình…
Người cố vấn đã từng trải qua con đường công việc mà bạn đang hướng tới. Nếu tìm được người cố vấn phù hợp, bạn hoàn toàn có thể bớt đi một vài năm loay hoay phát triển kỹ năng chuyên môn, định hướng công việc của mình.
*
Kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị là nền tảng để nhà quản trị có thể giải quyết công việc, đạt được mục tiêu đề ra của cá nhân và của team. Chuyên môn vững vàng sẽ giúp nhà quản trị và team của mình vượt qua được nhiều tình huống biến động, rủi ro tiềm ẩn trong công việc.
Hy vọng những chia sẻ của VNOKRs về kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị ở trên hữu ích và là những gợi mở tốt dành cho bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức về quản trị doanh nghiệp, phát triển bản thân, đội ngũ tại blog của chúng tôi: https://blog.okrs.vn/kien-thuc-quan-tri