OKRs là phương pháp hoàn hảo để chuyển chiến lược dài hạn của tổ chức thành các mục tiêu ngắn hạn cho các nhóm và cá nhân. Do đó, OKRs là một công cụ quan trọng cho các Giám đốc điều hành (CEO) để giúp họ đưa ra các chiến lược của mình và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Vậy vai trò của CEO trong việc thực hiên OKRs quan trọng như thế nào? Cùng VNOKRs tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
CEO phải là người hỗ trợ tích cực nhất cho OKRs
Nếu không có sự hỗ trợ của Giám đốc điều hành, không thể đưa tư duy OKRs vào toàn bộ tổ chức. CEO cần phải hiểu và tin tưởng vào giá trị của OKRs. Nếu không có sự hậu thuẫn của CEO, OKRs sẽ trở nên mờ nhạt và không thể phát huy hết lợi ích của OKRs nếu nó chỉ có thể hoạt động trong một số bộ phận nhất định trong tổ chức.
Ngay cả khi vai trò của CEO là hỗ trợ, điều cần thiết là họ phải hiểu rõ về cách hoạt động của OKRs. Nếu họ không biết cách thực hiện thì OKRs thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Mọi người trong tất cả các tổ chức sẽ cần tìm đến CEO để được lãnh đạo và hướng dẫn. Bằng cách triển khai OKRs đúng cách ở cấp trên, nó có thể giúp khuyến khích áp dụng ở cấp dưới.
CEO phải là người tin tưởng vào OKRs.
Giám đốc điều hành không chỉ là người “tích cực tham gia”. CEO còn cần là người “tích cực tin tưởng” vào OKRs. CEO nên xem việc đưa OKRs vào cách thức hoạt động của công ty là một bước quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hiện thực hóa chiến lược của mình và mang lại giá trị cho tất cả các bên liên quan: khách hàng, nhân viên và cổ đông.
Họ cần liên tục nhắc nhở bản thân lý do tại sao họ quyết định triển khai OKRs ngay từ đầu. Trọng tâm chiến lược, sự liên kết trong toàn công ty, mức độ tham vọng và khả năng theo dõi tiến độ là những yếu tố then chốt của việc triển khai OKRs thành công.
CEO cần theo sát những yếu tố này trong khi thực hiện OKRs. Công việc của họ là giúp xác định những trở ngại trong quá trình thực hiện OKRs và sau đó dọn đường để cho phép những thành viên khác trong tổ chức biến những mục tiêu đầy khát vọng thành kết quả thực tế.
Khi OKRs được triển khai đúng cách và người CEO luôn tin tưởng vào nó, OKRs sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cách hoạt động của doanh nghiệp. Nếu CEO tích cực tham gia vào OKRs, họ sẽ không thể lãng quên những mục tiêu quan trọng của Công ty.
CEO phải là người trực tiếp lãnh đạo OKRs
Nhiều tổ chức có suy nghĩ rằng, việc đưa OKRs vào doanh nghiệp là trách nhiệm của bộ phận Nhân sự, CEO có quá nhiều việc cần phải làm. Điều này thực sự không tốt một chút nào.
Bộ phận nhân sự cần có OKRs của riêng họ. Mục tiêu của họ là gì? Làm thế nào để chúng phù hợp với các mục tiêu chiến lược của toàn công ty?
Thật sai lầm khi trao quyền cho bộ phận Nhân sự để đưa OKRs vào tổ chức. OKRs không phải là một chương trình đào tạo. OKRs là tập hợp của nhiều kỹ năng cần được đào tạo. Cũng giống như kỹ sư phần mềm yêu cầu đào tạo, bộ phận Nhân sự sẽ tạo điều kiện cho việc đào tạo nhưng họ không thể đứng ra đào tạo trực tiếp về kỹ năng lập trình.
OKRs là về thực thi chiến lược, vì vậy quyền sở hữu phải luôn thuộc về các CEO, các quản lý cấp cao của họ. Khi các CEO tham gia trực tiếp lãnh đạo OKRs, điều đó mang lại hiệu ứng “dẫn đầu bằng cách làm gương”, cho thấy rằng họ cũng cam kết đạt được kết quả thành công như bất kỳ ai trong tổ chức.
Theo kinh nghiệm làm việc với các công ty áp dụng OKRs thành công của VNOKRs, những người CEO luôn là OKRs Master trong tổ chức có vai trò là người trực tiếp lãnh đạo, hướng dẫn và triển khai OKRs trong tổ chức.
CEO phải là người cam kết thực hiện OKRs
Mọi tổ chức đều muốn phát triển. Tăng trưởng không phải là điều gì đó kỳ diệu dễ dàng xảy ra. Đó là kết quả của các chiến lược được thiết kế cẩn thận và được thực hiện thành công.
Trong mọi tổ chức, CEO chịu trách nhiệm thiết kế chiến lược – nhưng cũng chịu trách nhiệm về việc thực hiện thành công chiến lược đó. Rốt cuộc, một chiến lược được thiết kế tốt nhưng không được thực hiện tốt thì cũng trở thành vô giá trị. Vì vậy khi áp dụng OKRs, CEO không chỉ đóng vai trò lãnh đạo, họ còn phải là người trực tiếp thực hiện và cam kết với điều đó.
Thực tế là phần lớn tổ chức không thực hiện đầy đủ các chiến lược của họ. Trong 70% các trường hợp thất bại với OKRs, vấn đề không phải là chiến lược tồi, mà là thực thi tồi. Điều đó có nghĩa là người CEO không có một sự theo dõi tiến độ cần thiết. Họ chỉ đưa ra được OKRs và sau đó bỏ quên nó và phụ thuộc vào cấp dưới.
OKRs là công cụ hoàn hảo để chuyển chiến lược dài hạn của tổ chức thành các mục tiêu ngắn hạn cho các nhóm và cá nhân. Do đó, OKRs là một công cụ quan trọng cho các Giám đốc điều hành để giúp họ đưa ra các chiến lược của mình và đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Để điều này xảy ra, CEO sẽ phải đảm bảo rằng chiến lược của mình đang được chuyển thành những bộ OKRs phù hợp cho các nhóm và cá nhân. Và CEO luôn hướng tới việc phần lớn các mục tiêu đã đạt được. Cách duy nhất để đảm bảo điều này là các CEO phải tham gia tích cực và cam kết với việc thực hiện OKRs.
Kết luận,
Trên đây là những yêu tố cho thấy vai trò quan trọng của người CEO trong việc áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKRs.
Để thực hiện thành công OKRs đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của người CEO. Những giám đốc điều hành nên là người truyền cảm hứng, là người trực tiếp lãnh đạo OKRs trong tổ chức chứ không phải là bộ phận Hành chính nhân sự hay một ai khác.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.