Lịch sử OKRs đã manh nha từ những năm 50 của thế kỷ 20, khi phương pháp quản trị MBO ra đời.
OKRs là công cụ quản trị doanh nghiệp bằng cách thiết lập các mục tiêu quan trọng và kết quả then chốt để đo lường kết quả đạt được.
Vậy OKRs đã thay đổi thế giới như thế nào? Trong khuôn khổ chuỗi kiến thức về OKRs, hãy cùng Blog OKRs tìm hiểu dưới đây nhé.
1. Lịch sử ra đời OKRs
Vắn tắt:
Vào năm 1954, Peter Drucker đã cho ra đời quyển sách “The Practice of Management” – hệ thống hoá nguyên tắc Quản lý bằng mục tiêu và tự chủ hay còn gọi là MBO – Management By Objectives, trở thành nền tảng cho Andy Grove khai sinh ra nguồn gốc của OKRs.
Lúc bấy giờ, cha đẻ của OKRs – Andy Grove là một kỹ sư và doanh nhân xuất sắc trong ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời là CEO của Intel.
Trong những năm 1968 – 1970, dựa trên nền tảng phương pháp quản lý MBO, ông đã vận dụng, sáng tạo và cải tiến đưa OKRs vào trong quy trình điều hành ở Intel.
Peter Drucker đã ghi lại tên mình với sự sáng tạo ra MBO, thay đổi hoàn toàn cục diện quản trị doanh nghiệp cho các công ty trong những năm 50.
Toàn bộ lịch sử OKRs:
MBO là một phương pháp quản trị bằng mục tiêu, tỏ ra hữu hiệu như một quy trình nổi tiếng và được nhiều công ty áp dụng ở những năm của thập niên 1960 và tạo ra những thay đổi cho các doanh nghiệp áp dụng như tăng 56% năng suất.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng, MBO đã để lộ những mặt hạn chế như:
− Việc thiết lập mục tiêu một cách quá tập trung ở cấp lãnh đạo, dẫn đến việc khi triển khai xuống phân nhánh bên dưới thì uể oải chậm chạp
− Mục tiêu xơ cứng, không cập nhật theo định kỳ
− Tính chất lặp đi lặp lại gây nên sự nhàm chán thiếu thách thức trong thực hiện công việc
− MBO “chỉ là một công cụ, không phải là một giải pháp xuất sắc”
Để tránh những nhược điểm của MBO, Andy Grove đã cố gắng tránh các “cạm bẫy năng suất” và “tạo ra một môi trường nâng cao năng suất giá trị đầu ra”.
Ông tập trung vào khoa học hành vi và tâm lý nhận thức để phát triển lên lý thuyết mới về quản lý và thúc đẩy năng suất một cách “dễ chịu hơn khiến nhân viên làm việc”. Đây cũng là lúc mà OKRs được ra đời.
Năm 1974, Andy Grove tham gia vào Intel với tư cách CEO và bắt đầu áp dụng OKRs trong việc quản trị doanh nghiệp.
Nhưng phải tới năm 1975, OKRs mới thật sự hoạt động trơn tru và hoàn thiện tại công ty này.
John Doerr bén duyên với OKRs khi đến làm thực tập sinh tại Intel vào mùa hè năm 1975.
Nhận thấy OKRs chính là “máu huyết lưu thông trong cơ thể” một doanh nghiệp như Intel, John Doerr như một kẻ “sáng mắt, sáng lòng” và thấm nhuần quy trình áp dụng OKRs đã mang OKRs đi lan rộng và đưa di sản của Andy Grove đến được với nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
Với John Doerr, OKRs đã trở thành chiếc “chìa khóa vàng” trong quản trị doanh nghiệp thành công và là di sản cần được lan rộng cho mọi doanh nghiệp khác.
2. Quá trình phát triển của OKRs
Vào năm 2000, John Doerr đã mang OKRs đến với 2 nhà sáng lập của Google – Larry Page và Sergey Brin bằng một buổi thuyết trình được thiết lập theo đúng quy trình OKRs với các mục tiêu và kết quả then chính rõ ràng.
Sau buổi thuyết trình chỉ vỏn vẹn 90 phút, 2 nhà sáng lập của Google đã lựa chọn OKRs như một phương pháp quản trị được thống nhất áp dụng tại Google.
Cũng nhờ quyết định này, OKRs chính thức đồng hành cùng Google và đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay.
Với sự thành công trong áp dụng OKRs vào mô hình quản lý của Google, phương pháp quản trị OKRs cũng truyền cảm hứng động lực cho rất nhiều công ty trong giới công nghệ phần mềm khác như: AOL, Dropbox, LinkedIn, Oracle, Twitter…
Không những thế OKRs còn được các công ty ngoài thung lũng Silicon Valley áp dụng như: BMW, Disney, Samsung… Và cả những tổ chức phi lợi nhuận như quỹ Bill & Melinda Gates Foundation…
Ngày nay, OKRs đang được ứng dụng tại rất nhiều các doanh nghiệp với kỳ vọng tạo ra những phát triển đột phá, mang lại hiệu quả cao trong quản trị doanh nghiệp.
OKRs thừa hưởng ưu điểm của nhiều phương pháp quản trị, đánh giá chất lượng trong lịch sử, khắc phục các điểm yếu và tạo ra công cụ quản lý tối ưu nhất.
3. Một vài thống kê thú vị về OKRs
Một số khảo sát tại các doanh nghiệp hoặc các tổ chức khi áp dụng OKRs đã đưa ra những con số thống kê hết sức thú vị như sau:
- 14% nhân viên hiểu chiến lược và định hướng phát triển của công ty.
- 58% nhân viên nói rằng quản lý của họ truyền đạt sứ mệnh và mục tiêu dễ hiểu.
- 13% thấy gắn bó hơn với công việc của họ.
- 47% cảm thấy hài lòng với hệ thống quản lý đánh giá.
KHÁM PHÁ | Phương pháp đánh giá OKRs: Được sử dụng tại Google
Bí Mật của top 1% doanh nghiệp Fortune 500 tăng trưởng đột phá x3-x10 so với công ty cùng ngành với hệ thống vận hành tự động >90%, trong khi vẫn duy trì an toàn và bền bỉ và giữ vững vị trí trong suốt 10-30 năm kế tiếp?
Khám phá bí quyết giúp họ triển khai OKRs với tốc độ x3-x5 so với các công ty đồng cấp với 1 sự ổn định và tương thích đáng kinh ngạc.
4. Top 5 Tập đoàn nổi tiếng sử dụng OKRs
OKRs được áp dụng trong rất nhiều doanh nghiệp và mang lại hiệu quả rõ rệt trong năng suất lao động cũng như sự hài lòng của nhân viên với công ty. Trong số những công ty sử dụng OKRs thành công, không thể không nhắc tới:
- GOOGLE được thành lập năm 1999 và năm 2000 bắt đầu biết đến lịch sử OKRs và đã áp dụng thành công OKRs từ đó cho đến ngày nay. Và có lẽ Google chính là biểu tượng thành công nhất cho sự áp dụng phương pháp quản trị này.
- INTEL là nơi đầu tiên và áp dụng OKR trong quản lý. Là cái nôi ra đời của phương pháp quản trị này bởi Andy Grove.
- ORACLE là một hãng phần mềm, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới. Hãng Oracle ra đời đầu những năm 70 của thế kỷ XX tại Mỹ. Oracle cũng là tập đoàn đã và đang sử dụng OKR rất thành công.
- Ngoài ra, phải kể đến các tập đoàn khác như TWITTER, UBER… đây đều là các “kỳ lân” trong giới công nghệ và thành công nhờ việc áp dụng phương pháp quản trị OKR.
OKRs cùng các Key Results trở thành bàn đạp, thành nấc thang giúp nhiều doanh nghiệp lớn trở nên vĩ đại hơn.
5. Tương lai của OKRs
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, các doanh nghiệp SME, các doanh nghiệp lớn, hay các Start-up, nếu không có sự thay đổi phù hợp với thị trường thì việc bị đào thải là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, việc áp dụng các phương pháp quản trị mới với những đặc điểm ưu việt luôn cần được xem xét lựa chọn.
Chúng ta vẫn luôn tự hỏi, tại sao Google được thành lập chỉ từ một căn phòng nhỏ trên lầu của một tiệm bán kem tại thành phố Palo, lại trở thành một đế chế hùng mạnh như hiện tại.
Câu trả lời chính là phương pháp quản trị ưu việt OKRs.
OKRs chính là câu trả lời cho giải pháp quản trị lý tưởng nhất mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Lời kết,
Hiện nay, các Tập đoàn hàng đầu thế giới cũng đã và đang áp dụng OKRs và đạt được thành tựu to lớn. OKRs đang là xu hướng quản trị mục tiêu mới tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ đưa chúng ta hội nhập với thương trường quốc tế.
Các tập đoàn như FPT hay các công ty công nghệ start-up đều đang xem OKRs như một phương pháp tối ưu để áp dụng. Ngoài ra, các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, ngân hàng cũng đã và đang nhen nhóm áp dụng vào trong hệ thống quản trị của mình.
Có thể khẳng định rằng, lịch sử OKRs chắc chắn chưa thể dừng lại ở đây và sẽ còn kéo dài tới nhiều năm nữa trong tương lai, tiếp tục trở thành công cụ quản trị đắc lực cho nhiều doanh nghiệp.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.