Một doanh nghiệp có văn hóa làm việc mạnh mẽ sẽ tạo được sức thu hút cả đội ngũ thành viên bên trong tổ chức và những người bên ngoài tổ chức. Cùng tác dụng thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, đồng hành cùng sự thành công của doanh nghiệp trong dài hạn. Bạn hãy cùng VNOKRs tìm hiểu vai trò của văn hóa doanh nghiệp qua bài viết sau.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Vào năm 1980, Edgar Schein, cựu giáo sư tại Đại học Quản lý MIT Sloan (Mỹ) đã phát triển và công bố một mô hình văn hóa doanh nghiệp. Sau này, mô hình đó thường được nhắc tới bằng chính tên của người phát triển: mô hình văn hoá doanh nghiệp Edgar Schein.

Theo Edgar Schein, văn hóa tổ chức là văn hóa của một nhóm người có thể được định nghĩa là các tri thức đã học được, được cả nhóm tích lũy và chia sẻ (accumulated shared learning) trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh cho phù hợp với ngoại cảnh, và hội nhập ở trong nội bộ. Các tri thức đó đã phát huy hiệu quả đủ tốt để cả nhóm đánh giá là phù hợp và do đó, được dạy lại cho các thành viên mới như một cách thức đúng đắn để tiếp nhận, tư duy, cảm nhận và hành xử đối với các vấn đề nêu trên đó.

Các tri thức đã học được và được tích lũy này là một dạng kiểu (pattern) hay hệ thống các niềm tin, giá trị và chuẩn mực hành vi đã trở thành hiển nhiên, khỏi bàn cãi vì đã biến thành các ngầm định cơ bản và rơi rụng khỏi ý thức của mọi người (trở thành vô thức).

3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp theo Edgar Schein gồm:

  • Quan niệm nền tảng – ngầm định (Basic Assumptions)
  • Các giá trị được đồng thuận – tuyên bố ( Espoused values)
  • “Tạo tác” và các hành vi – Hữu hình (Artefacts)

Tại sao xây dựng văn hoá doanh nghiệp lại quan trọng

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện vai trò ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng về tổng thể, bạn có thể nhận thấy rõ nét tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp ở 6 yếu tố.

1. Tăng sự gắn kết của nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp thường được ví von như chất keo kết nối các thành viên công ty. Thực tế, có được điều này phần nhiều là nhờ văn hóa doanh nghiệp giúp tạo cho nhân viên cảm giác “thuộc về”, là một phần của công ty. 

Sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty sẽ không thể duy trì đủ lâu, bền vững nếu thiếu vắng đi vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Bạn có thể tổ chức các buổi liên hoan, đi chơi toàn công ty. Thời điểm đó, tất cả các thành viên gác lại công việc và rất vui vẻ, gắn kết với nhau. Nhưng sau buổi liên hoan, đi chơi đó là gì? Thường yếu tố gắn kết nhân viên sau một sự kiện của công ty sẽ khó đạt được hiệu quả tốt nếu không lồng ghép văn hóa doanh nghiệp vào trong sự kiện.

Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ đặt ra được những kỳ vọng về cách đội ngũ cư xử, hành động, phối hợp với nhau trên tinh thần của một đội nhóm, tập thể chứ không phải những cá nhân đơn lẻ. Bạn hoàn toàn có thể kiến tạo, duy trì văn hóa doanh nghiệp để phá vỡ những ranh giới, ngờ vực giữa các nhóm kín trong tổ chức của mình. 

Ngược lại, một nền văn hóa tiêu cực, độc hại sẽ khiến nhân viên co cụm lại trong những nhóm nhỏ, riêng biệt – nơi họ có được cảm giác an toàn, thuộc về. Thậm chí, mỗi nhân viên trong tổ chức lúc đấy cũng sẽ chỉ giống như những mảnh ghép riêng biệt, co cụm, không thể tạo nên bức tranh doanh nghiệp như kỳ vọng.

Nghiên cứu Gallup cho biết: những công ty có nhân viên có sự gắn bó, hợp tác cao tạo ra lợi nhuận cao hơn 21% và có tỷ lệ năng suất cao hơn 17% so với những công ty không có. Mức độ hợp tác cao của nhân viên có thể giúp nhân viên làm việc hiệu quả, thông minh với hiệu suất ngày càng được cải thiện.

vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, tích cực sẽ giúp đội ngũ của bạn gắn kết hơn

2. Tiết kiệm chi phí tuyển dụng

Văn hóa doanh nghiệp thực sự làm cho doanh nghiệp trở nên “hấp dẫn” hơn không chỉ trong mắt đội ngũ nhân sự của tổ chức mà còn với cả những người bên ngoài tổ chức. Chẳng hạn như bạn không phải nhân viên của Google, của FPT nhưng thông qua những thông tin doanh nghiệp, sự kiện văn hóa do các công ty này tổ chức, bạn cũng sẽ có thể biết, hiểu và thậm chí yêu văn hóa doanh nghiệp đó.

Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ lan tỏa được những thông tin tích cực và thu hút được ứng viên. Thông qua đó, chi phí tuyển dụng sẽ được tiết kiệm, hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.

Một thao tác đơn giản mà hầu hết mọi ứng viên sẽ làm khi định ứng tuyển một vị trí công việc nào đó là lên mạng tìm kiếm thông tin về công ty định ứng tuyển. Lúc đó, hình ảnh, thông tin, những sự kiện, hoạt động hay chính con người trong tổ chức sẽ là hiện hữu rõ nhất về văn hóa doanh nghiệp thu hút ứng viên đưa ra quyết định ứng tuyển hay không.

Mặt khác, khi văn hóa doanh nghiệp đủ sức thu hút, tạo cảm hứng cho nội bộ các thành viên công ty thì chính họ sẽ trở thành những đại sứ tuyển dụng, lan tỏa, giới thiệu thông tin tuyển dụng tới người thân, bạn bè. Một lời giới thiệu từ chính người thân, bạn bè sẽ có sức nặng, ảnh hưởng hơn rất nhiều so với một tin tuyển dụng chỉ dày đặc chữ.

Nghiên cứu của IBM cho thấy: Khi nhân viên được hỗ trợ tốt và có cơ hội thăng tiến, phát triển, họ sẽ gắn bó hơn với công việc và tổ chức sẽ giảm thiểu tỷ lệ biến động nhân sự.

Những công ty có môi trường làm việc tích cực sẽ cung cấp cho nhân viên kỳ vọng rõ ràng về sự thăng tiến và các công cụ cũng như đào tạo cần thiết để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập các chương trình đào tạo tại chỗ và tạo ra các mục tiêu cụ thể cho nhân viên.

Mặt khác, các công ty có nền văn hóa học hỏi mạnh mẽ cũng dễ dàng thu hút được những nhân tài hàng đầu. Mọi nhân viên đều mong muốn tìm được một tổ chức sẵn sàng đầu tư cho sự phát triển sự nghiệp của họ.

Chương trình Huấn luyện Văn hoá Doanh nghiệp – Builiding the True Company

https://btc.john.vn/

3. Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ

Nền tảng thương hiệu của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở sản phẩm, ở quy trình sản xuất hay những sự kiện ra mắt, hội thảo doanh nghiệp tổ chức mà còn nằm ở chính văn hóa doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp kiến tạo, duy trì văn hóa và ngược lại, văn hóa doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. 

Văn hóa doanh nghiệp góp phần vào nhận diện thương hiệu của tổ chức một cách mạnh mẽ. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bạn có thể còn nhớ đến văn hóa của doanh nghiệp đó nhiều hơn cả những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

  • Google với văn hóa sáng tạo: Công ty này cho phép nhân viên dành khoảng 20% thời gian làm việc để làm những điều họ muốn, tập trung phát triển những ý tưởng độc đáo, mới lạ.
  • Zappos với văn hóa “WOW”: Zappos thực hiện chính sách miễn phí giao hàng, trả hàng trong thời gian lên đến 1 năm. Bên cạnh đó, công ty này còn có dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 qua điện thoại. Nhân viên tại Zappos được khuyến khích làm việc, tương tác với khách hàng, đồng nghiệp trên tinh thần “WOW” – vượt khỏi mong đợi.
  • SpaceX với văn hóa làm việc quá giờ: SpaceX là công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. SpaceX nổi tiếng với văn hóa làm việc khắc nghiệt, nhân viên thường xuyên làm việc quá giờ. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt này không đến từ các quy định bắt ép của công ty mà vì bản thân nhân viên SpaceX có khả năng tự tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ sẽ nỗ lực để đạt kết quả công việc dù phải làm thêm giờ, dù nguồn lực hạn chế bởi họ yêu thích công việc đang làm và hiểu giá trị công việc của mình.
  • FPT với văn hóa sáng tạo không ngừng: Triết lý phát triển của FPT dựa trên nền tảng 5 chữ: “Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong”. Năm chữ này có nghĩa là sâu sắc triết lý, sáng suốt trong việc quản lý, chất lượng tuyệt hảo, thông suốt lựa chọn thông tin và phong phú sáng tạo. Nhân viên của FPT được khuyến khích sáng tạo không ngừng trong công việc.
vai trò của văn hóa doanh nghiệp
FPT nổi tiếng với văn hóa sáng tạo không ngừng

Ví dụ về văn hoá doanh nghiệp của các công ty hàng đầu

Văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam – Làm sao để phát huy hết hiệu quả

4. Nâng cao năng suất

Văn hóa doanh nghiệp có thể giúp đội ngũ của bạn cải thiện vượt trội năng suất làm việc. Có được điều này là nhờ văn hóa doanh nghiệp giúp đội ngũ của bạn hiểu đúng – làm đúng – phối hợp đúng theo các chuẩn mực, tinh thần công ty hướng tới. Khi đó, những nỗ lực của đội ngũ sẽ là nỗ lực của cả một tập thể chứ không đơn thuần là nỗ lực riêng lẻ, mỗi người một hướng. Năng suất làm việc, hiệu quả, hiệu suất công việc từ đó cũng được gia tăng mạnh mẽ.

Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp đội ngũ của bạn có được cảm giác hạnh phúc, thoải mái mỗi ngày làm việc. Họ sẽ làm việc với sự chủ động và lan tỏa tinh thần làm việc hiệu quả, năng suất đến với đội ngũ xung quanh.

Mặt khác, để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, bạn cũng rất nên quan tâm đến văn hóa phản hồi – ghi nhận trong công việc. Phản hồi – ghi nhận đúng lúc, đúng cách sẽ giúp nhân viên không chỉ giải quyết công việc tốt hơn mà còn gắn bó và có sự kết nối chặt chẽ hơn với quản lý và tổ chức. 

Tuyệt đại bộ phận nhân viên luôn kỳ vọng vào sự tiến bộ, tích cực hơn trong công việc. Họ rất cần có được cảm giác của một người chiến thắng với những phản hồi – ghi nhận kịp thời từ quản lý, từ tổ chức.

Nghiên cứu của Business Solver (đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý các quỹ phúc lợi cho người lao động) cho biết: 40% số nhân viên tham gia khảo sát sẵn sàng làm việc ngoài giờ nếu quản lý ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của họ trong công việc.

Để phản hồi hiệu quả cho nhân viên, bạn có thể tham khảo sử dụng phần mềm GoalF. Đây là phần mềm chuyên dụng, giúp tổ chức có thể xây dựng văn hóa phản hồi, ghi nhận trên phạm vi toàn tổ chức.

GoalF là phần mềm quản lý hiệu suất liên tục có khả năng cung cấp đa dạng, đáp ứng đầy đủ các công cụ, tính năng nhà quản lý cần trong việc ghi nhận nhân viên. Khi sử dụng GoalF, doanh nghiệp của bạn sẽ đạt được nhiều lợi ích vượt trội như:

  • Mục tiêu công khai, rõ ràng, đo lường được
  • Theo dõi tiến độ và tự tin đối với mục tiêu
  • Đảm bảo kỷ luật check-in được tuân thủ
  • Tiêu chuẩn hóa các buổi check-in
  • Ghi chú lịch sử, theo dõi các sự kiện
  • Thống kê các trở ngại, giải pháp
  • Kích thích phản hồi liên tục
  • Công ty dễ dàng theo dõi kỷ luật check-in và tần suất Feedback (phản hồi cho nhân viên)
  • Tạo ra cơ chế đánh giá hiệu suất nhân viên liên tục
  • Tạo ra văn hóa phản hồi

5. Thu hút nhân tài

Nhân tài trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều là vốn quý, thậm chí là lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Có được nguồn nhân lực tốt với những “điểm sáng” nhân tài trong tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp của bạn bứt phá mạnh mẽ trong dài hạn.

Nhân tài sẽ được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức “săn đón”. Thậm chí, trong nhiều năm trở lại đây đã có một ngành nghề gọi là Headhunter, chuyên tìm kiếm, cung cấp ứng viên cho các doanh nghiệp theo nhu cầu. Trong nhiều ngành nghề, không phải ứng viên tìm đến với doanh nghiệp mà thực sự doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm, mời chào ứng viên làm việc tại công ty mình.

Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp doanh nghiệp trở lên hấp dẫn hơn trong mắt ứng viên. Đứng trước lựa chọn hai cơ hội công việc tương đương về cơ hội phát triển, đãi ngộ thì ứng viên sẽ rất chú ý đến văn hóa doanh nghiệp có phù hợp với họ không. 

Nghiên cứu của Gallup cho biết: Văn hóa công ty tiêu cực, khả năng hợp tác kém có khả năng khiến nhân viên nghỉ việc cao hơn. Có đến 38% nhân viên cân nhắc rời bỏ công việc hiện tại khi họ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị mắc kẹt trong môi trường làm việc không được chào đón. Đồng thời, khoảng 65% nhân viên cho biết văn hóa công ty là yếu tố quan trọng trong việc duy trì công việc của họ. 

Còn nghiên cứu của WeSpire vào năm 2018 cho biết: thế hệ Z sẽ chiếm 30% lực lượng lao động vào năm 2022 và là thế hệ đầu tiên ưu tiên mục đích hơn tiền bạc. Họ đọc các tuyên bố sứ mệnh và giá trị của công ty để xác định nơi họ phù hợp nhất. Thế hệ này mong đợi sự nhất quán và tính xác thực và kỳ vọng vào một doanh nghiệp có văn hóa tích cực với mục đích, giá trị cốt lõi mạnh mẽ.

vai trò của văn hóa doanh nghiệp
65% nhân viên cho biết văn hóa công ty là yếu tố quan trọng trong việc duy trì công việc của họ

6. Môi trường làm việc hiệu quả

Văn hóa doanh nghiệp cũng giống như dòng nước mát thấm xuống “gốc cây” doanh nghiệp. Có dòng nước đó, doanh nghiệp mới có thể dần đâm chồi, phát triển, ra hoa trái, thêm cành tán xum xuê. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ hoàn toàn có thể giúp bạn kiến tạo, duy trì một môi trường làm việc hiệu quả, tích cực.

Với văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ của bạn sẽ thực sự trở thành một team ăn ý, là một thể thống nhất với những con người phù hợp, nỗ lực làm việc vì tập thể, đề cao tính hiệu quả và mục tiêu chung. 

Bạn có thể gắn kết, tạo môi trường làm việc hiệu quả bằng nhiều phương thức khác nhau như:

  • Ngắn hạn có thể dùng yếu tố kỷ luật, thưởng phạt để tạo động lực cho đội ngũ
  • Trung hạn cần kiến tạo mục tiêu để đội ngũ hướng đến, làm việc hướng tới mục tiêu một cách nỗ lực, chủ động
  • Dài hạn cần có vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kiến tạo, duy trì động lực, tinh thần làm việc và xây dựng môi trường làm việc hiệu quả

Một nhân viên có thể sẽ phải mất 8, thậm chí hơn 10 tiếng tại văn phòng làm việc. Thời gian đó có thể còn nhiều hơn cả thời gian họ ở nhà cùng gia đình. Do đó, kiến tạo và duy trì một môi trường làm việc phù hợp, tạo động lực là điều cần thiết để doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả tổng thể.

*

Văn hóa doanh nghiệp là điều quan trọng – đây là khẳng định đúng trong hầu hết trường hợp với các doanh nghiệp, tổ chức dù họ có quy mô hay lĩnh vực hoạt động khác nhau. Nhìn sâu về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể nhận thấy mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có bóng hình, sự ảnh hưởng của văn hóa.

Có thể nói, doanh nghiệp như thế nào thì văn hóa như vậy. Và ngược lại, văn hóa doanh nghiệp được kiến tạo, duy trì như thế nào cũng góp phần xây dựng nên đội ngũ, hình ảnh về tổ chức tương xứng.

Hi vọng những chia sẻ về 6 lý do tại sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng của VNOKRs hữu ích với bạn. Để tìm hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ Fanpage của Coach Mai Xuân Đạt – Huấn luyện viên Quản trị doanh nghiệp.