Mục tiêu là những cột mốc trên con đường tiến tới tầm nhìn và sứ mệnh của một tổ chức. Nếu không có mục tiêu bạn sẽ không biết bao giờ mình đến nơi. Tuy nhiên việc xác định đúng mục tiêu không hề dễ dàng, dưới đây là những sai lầm phổ biến mà VNOKRs tổng hợp lại để giúp các bạn có thể tránh mắc phải khi đặt mục tiêu cho mình.

Sai lầm 1: Đặt mục tiêu không thực tế

Khi bạn đang tìm kiếm những ý tưởng cho mục tiêu của mình, bạn cần giải phóng trí tưởng tượng và khát vọng của mình, gạt sự e ngại sang một bên và mơ những giấc mơ lớn. Tuy nhiên, khi bạn đã quyết định mục tiêu, hãy đảm bảo rằng mục tiêu đó phải thực tế và bạn thực sự có thể đạt được mục tiêu đó trong khung thời gian mà bạn đã đặt ra cho mình.

Ví dụ: Nếu bạn đang là một người bình thường và khả năng của bạn chỉ có thể chạy được 5km, nhưng mục tiêu của bạn là tham gia một cuộc thi chạy Marathon 42km, thì việc bạn đặt mục tiêu này cho một tháng tiếp theo là hoàn toàn không thực tế.

Sai lầm 2: Bỏ qua các mục tiêu mang lại niềm vui cho bạn

Hãy tưởng tượng rằng bạn vừa viết ra danh sách các mục tiêu cho năm tới. Bạn đã cam kết tăng doanh số bán hàng, được thăng chức và đọc một cuốn sách về lãnh đạo mỗi tháng.

Mặc dù đây là một danh sách các mục tiêu đầy khát vọng hoàn toàn thực tế để đạt được, nhưng có một vấn đề tiềm ẩn: những mục tiêu này chỉ tập trung vào sự nghiệp của bạn. Bạn đã hoàn toàn bỏ qua các mục tiêu khỏi các phần khác trong cuộc sống của mình.

Nhiều người chỉ tập trung vào công việc khi họ đặt mục tiêu. Tuy nhiên, bạn không thể sao nhãng những hoạt động mang lại niềm vui cho mình. Các mục tiêu như viết sách, tham gia thi một môn thể thao, hoặc bắt đầu thiết kế một khu vườn tại nhà cũng có thể cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc và sức khỏe của bạn.

Vì vậy, khi bạn đặt mục tiêu, hãy đảm bảo rằng bạn đạt được sự cân bằng phù hợp giữa các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Và hãy nhớ rằng “sự cân bằng” là khác nhau đối với mọi người – hãy sử dụng “Bánh xe cuộc đời” công cụ để hiểu bạn cần tập trung vào lĩnh vực nào trong cuộc sống.

Sai lầm 3: Không đặt thời gian hoàn thành cho mục tiêu

Đã bao giờ bạn thực hiện một dự án mà mất nhiều thời gian hơn bạn tiên lượng từ trước? Chắc hẳn là rất nhiều lần! Khi đặt mục tiêu cũng vậy nếu bạn không ước tính chính xác thời gian hoàn thành mục tiêu, bạn có thể nản lòng khi mọi thứ mất nhiều thời gian để đạt được hơn bạn nghĩ. Điều này có thể khiến bạn bỏ cuộc.

Vì vậy, hãy sử dụng các chương trình Hành động và các chiến lược hiệu quả khi lập kế hoạch cho các mục tiêu của bạn. Và luôn ghi lại các mốc thời gian của bạn để tính đến sự chậm trễ và thất bại. Nếu bạn ước tính được thời gian cho kế hoạch thực hiện mục tiêu của mình, bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn và chủ động hơn với mục tiêu của bạn.

Sai lầm 4: Không đánh giá cao thất bại

Bất kể bạn làm việc chăm chỉ đến đâu, chắc chắn sẽ có lúc mục tiêu của bạn bị thất bại. Tuy nhiên, những thất bại đó mới chứa đựng những bài học có thể thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tốt nhất.

Vì vậy, đừng quá buồn nếu bạn không đạt được mục tiêu của mình – chỉ cần lưu ý xem bạn đã sai ở đâu và sử dụng kiến ​​thức đó để đạt được mục tiêu vào lần sau.

Sai lầm 5: Đặt “Mục tiêu của người khác”

Một số người như: gia đình, bạn bè hoặc thậm chí là sếp của bạn – có thể muốn tác động đến các mục tiêu bạn đặt ra. Có lẽ họ cảm thấy rằng họ biết điều gì là tốt nhất cho bạn, hoặc có thể họ muốn bạn đi theo một con đường nhất định hoặc làm những điều nhất định mà họ nghĩ là phù hợp.

Tuy nhiên, mục tiêu của bạn cần phải là của chính bạn – không phải của bất kỳ ai khác. Vì vậy, hãy quyết đoán một cách lịch sự và làm những gì bạn muốn làm!

Sai lầm 6: Không đánh giá tiến độ

Cần có thời gian để hoàn thành mục tiêu. Và đôi khi có thể bạn cảm thấy rằng mình không có sự tiến bộ nhiều.

Đây là lý do tại sao bạn phải đánh giá tiến độ hoàn thành mục tiêu của mình một cách thường xuyên. Kiểm tra kết quả đã đạt được, tìm hiểu khó khăn, đưa ra giải pháp, kỷ niệm những thành công của bạn và phân tích những gì bạn cần làm để tiếp tục tiến lên. Cho dù kết quả của bạn tăng trưởng chậm, nhưng dù sao thì bạn vẫn đang tiến bộ!

Bạn cũng có thể cập nhật tiến độ mục tiêu của mình hàng tuần, dựa trên những gì bạn đã học được. Các ưu tiên của bạn có thay đổi không? Hay bạn cần dành thêm thời gian cho một hoạt động mục tiêu cụ thể?

Bạn không cần phải theo đuổi một mục tiêu nếu nó không còn phù hợp, vì vậy đừng ngại sửa đổi chúng nếu bạn cần.

Đôi khi việc theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu của bạn trở nên khó khăn vì bạn không biết cách đo lường chúng. Bạn có thể áp dụng phương pháp OKRs (Mục tiêu và các kết quả chính) để theo dõi mục tiêu của mình dễ dàng hơn. Các Kết quả chính (KRs) sẽ cung cấp những con số định lượng để bạn có thể đo lường tiến trình hướng tới đạt mục tiêu như thế nào.

Bí Mật của top 1% doanh nghiệp Fortune 500 tăng trưởng đột phá x3-x10 so với công ty cùng ngành với hệ thống vận hành tự động >90%, trong khi vẫn duy trì an toàn và bền bỉ và giữ vững vị trí trong suốt 10-30 năm kế tiếp?

Khám phá bí quyết giúp họ triển khai OKRs với tốc độ x3-x5 so với các công ty đồng cấp với 1 sự ổn định và tương thích đáng kinh ngạc.

TÌM HIỂU NGAY

Sai lầm 7: Đặt Mục tiêu “Tiêu cực”

Cách bạn nghĩ về mục tiêu của mình có thể ảnh hưởng đến kết quả bạn có đạt được mục tiêu đó hay không.

Ví dụ, nhiều người có mục tiêu “giảm cân”. Tuy nhiên, mục tiêu này có vẻ “tiêu cực”; nó tập trung vào những gì bạn không muốn nhắc đến “cân nặng của bạn”. Một cách tích cực để điều chỉnh lại mục tiêu này là nói rằng bạn muốn “khỏe mạnh”.

Các mục tiêu “tiêu cực” không hấp dẫn về mặt cảm xúc, khiến bạn khó tập trung vào chúng. Thay đổi lại cách phát biểu mục tiêu “tiêu cực” sao cho chúng có vẻ “tích cực”, bạn có thể ngạc nhiên bởi sự khác biệt mà điều này tạo ra!

Sai lầm 8: Đặt quá nhiều mục tiêu

Khi bạn bắt đầu thiết lập mục tiêu, bạn có thể thấy nhiều điều bạn muốn hoàn thành. Vì vậy, bạn bắt đầu thiết lập mục tiêu trong tất cả các lĩnh vực.

Vấn đề với điều này là bạn có một lượng thời gian và năng lượng cố định. Nếu bạn cố gắng tập trung vào nhiều mục tiêu khác nhau cùng một lúc, bạn không thể tạo được sự tập trung và khó có thể hoàn thành được bất cứ mục tiêu nào.

Thay vào đó, hãy sử dụng quy tắc “chất lượng, không phải số lượng” khi đặt mục tiêu. Xác định tầm quan trọng tương đối của mọi thứ bạn muốn hoàn thành trong vòng ba, sáu hay mười hai tháng tới. Sau đó, chỉ nên chọn ra ba mục tiêu thực sự là quan trọng và tập trung vào nó.

Hãy nhớ rằng, sự thành công của mục tiêu phụ thuộc vào sự tập trung của bạn. Nếu bạn giới hạn số mục tiêu đang thực hiện, bạn sẽ có thời gian và năng lượng cần thiết để thực hiện mọi việc một cách tốt nhất.

Kết luận,

Cuộc sống của bạn nếu không có những mục tiêu cũng giống như bạn đang đi lạc trong rừng mà không biết đường ra, bạn có khả năng sẽ đến một nơi nào đó mà bạn không muốn đến! Đây là lý do tại sao bạn cần đặt ra mục tiêu để phát triển bản thân và đạt được mong muốn của mình.

Nhưng bạn cần tránh những sai lầm phổ biến trên đường đi. Những điều này có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, nghi ngờ khả năng của mình hoặc thậm chí bỏ cuộc. Vì vậy để dễ dàng đạt được ước mơ của mình hơn bạn cần sớm nhận ra những sai lầm trên đây và tránh được chúng.

Nguồn bài viết: https://www.mindtools.com/pages/article/goal-setting-mistakes.htm