OKRs (Mục tiêu và các kết quả chính) là phương pháp quản trị mục tiêu mới mẻ, đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp thế giới. Tại Việt Nam, thuật ngữ “OKRs” cũng dần trở nên phổ biến.

Nếu bạn là người đã tìm hiểu về OKRs và có rất nhiều “câu hỏi” trong đầu, thì cuốn sách “OKRs – Hiểu đúng, Làm đúng” của tác giả Mai Xuân Đạt sẽ là lựa chọn phù hợp.

Nếu bạn chỉ mới tiếp cận với OKRs, hãy đọc các cuốn sách này trước:

(Bởi vì bạn cần có thật nhiều thắc mắc trước khi đọc “OKRs – Hiểu đúng, Làm đúng)

Về tác giả – OKRs Coach Mai Xuân Đạt

OKRs Coach Mai Xuân Đạt

Tác giả Mai Xuân Đạt là OKRs Coach, Founder của VNOK (cộng đồng OKRs Việt Nam), một trong những người tiên phong giới thiệu OKRs rộng rãi đến các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Là một người đam mê OKRs, đã vận dụng OKRs thành công với các doanh nghiệp của mình, từ những trải nghiệm thực tiễn, có cả thất bại – thành công, tác giả đã và đang xây dựng hệ sinh thái kiến thức OKRs nhằm giúp các Nhà quản lý, các doanh nghiệp của Việt Nam tìm hiểu, ứng dụng OKRs một cách bài bản.

Mong muốn của tác giả là ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu đúng đắn và áp dụng OKRs thành công, tận dụng được những sức mạnh tiềm năng mà OKRs có thể mang lại. Đó cũng là lý do cuốn sách “OKRs – Hiểu đúng, làm đúng” ra đời.

Hiện nay OKRs Coach Mai Xuân Đạt đang là:

  • Founder & CEO J.O.H.N Capital (sở hữu thương hiệu VNOKRs) – Công ty chuyên về tư vấn, đào tạo OKRs và đầu tư khởi nghiệp.
  • Chairman SEONGON – Agency chuyên sâu về Google Marketing.
  • Đồng sáng lập, thành viên HĐQT các doanh nghiệp: MOMTECH (Phần mềm), EONMIX (Video Marketing), RedMonsters (Chiến lược nội dung), CD GROUP (sàn tuyển dụng Marketing), TECHCEN (Công nghệ).

Nội dung cuốn sách

“OKRs Hiểu đúng làm đúng” được tác giả Mai Xuân Đạt ra mắt vào tháng 09/2020 và trong lần xuất bản đầu tiên đã bán được hơn 2000 cuốn cùng với sự quan tâm rất nhiều từ các nhà quản lý. Cho đến nay, sách đã được tái bản 2 lần với tổng số bản in đạt 7.000 cuốn.

Một điểm đặc biệt nữa, đây là cuốn sách đầu tiên về OKRs do một tác giả người Việt viết, vì vậy nó sẽ rất phù hợp các doanh nghiệp Việt Nam.

okrs-hieu-dung-lam-dung

“OKRs Hiểu đúng làm đúng” không đưa ra những quan điểm mới hay cách tiếp cận khác biệt về OKRs so với những cuốn sách nổi tiếng trước đó của thế giới, bạn có thể hiểu đơn giản đây là cuốn sách “thực hành OKRs” dành cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Bản thân cuốn sách ra đời một cách tình cờ, với mục đích tổng hợp các câu hỏi phổ biến mà tác giả thường gặp từ các Nhà quản lý Việt Nam trong quá trình anh chia sẻ kiến thức.

Nhận xét từ độc giả

“OKRs Hiểu đúng, làm đúng” bao gồm sáu phần lớn nói về câu chuyện của chính tác giả và lồng ghép vào trong đó là những kinh nghiệm thực hiện OKRs mà tác giả đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và triển khai cho những công ty của mình. Từ đó giải tỏa các thắc mắc về OKRs và đưa ra hướng dẫn để giúp cho việc ứng dụng OKRs vào doanh nghiệp được dễ dàng hơn.

Phần 1: “Mình có đúng là một giám đốc không?”

Mở đầu cuốn sách là câu hỏi “Mình có đúng là một giám đốc không?”. Đây là câu hỏi mà tác giả đã tự đặt ra cho mình trong suốt 8 năm làm giám đốc và có thể cũng là câu hỏi mà rất nhiều CEO đang tự đặt ra cho mình. 

Quản trị doanh nghiệp thực sự là một vấn đề rất rộng và phức tạp không phải ai cũng có thể dễ dàng nhìn ra trong một sớm một chiều.

Trong phần mở đầu này, tác giả Mai Xuân Đạt chia sẻ lại câu chuyện tìm đến với OKRs của mình. Bắt đầu từ việc công ty của tác giả phát triển một cách nhanh chóng (Phát triển nóng) và dần trở nên mất kiểm soát. Bản thân tác giả là một CEO nhưng luôn phải đứng giữa các lựa chọn không biết làm điều gì trước, điều gì sau.

Nội bộ thì luôn gặp vấn đề, ngay cả những yêu cầu nhỏ từ giám đốc nhưng cũng chỉ có một nửa thành viên hoàn thành đúng. Bản thân tác giả cũng đã đi tìm kiếm và áp dụng nhiều phương pháp để quản trị nhưng cũng không thành công và đỉnh điểm là tác giả đã quyết định “bỏ mặc” tất cả, thậm chí là đã nghĩ đến việc tạm dừng công việc kinh doanh lại.

Trong thời gian “buông xuôi”, tác giả đã tình cờ đọc được về phương pháp OKRs (Objective and Key Results) – cách thức mà Google sử dụng để quản lý mục tiêu của họ. Sau khi tìm hiểu kỹ về OKRs và biết được rằng OKRs chính là chìa khóa để giúp điều hành công việc, tác giả quyết định quay trở lại công ty và quyết tâm thực hiện OKRs “Hoặc là OKRs, hoặc không là gì cả”.

Tuy nhiên việc áp dụng OKRs cũng không đơn giản như lý thuyết của nó, công ty của tác giả đã phải vật lộn với OKRs trong suốt 2 quý đầu với sự tập trung cao độ và đến quý thứ 3 mọi thứ mới dần trở nên ổn định hơn.

Nhờ vào sự quyết tâm của cả tập thể, và tìm hiểu về OKRs từ rất nhiều chuyên gia trên thế giới, dần dần tác giả đã khắc phục được những vấn đề cản trở việc áp dụng OKRs và có thể được coi là thành công với OKRs khi tổ chức đã có sự thay đổi một cách rõ rệt nhờ vào những lợi ích to lớn mà OKRs mang lại.

Nhận thấy rằng OKRs sẽ là một phương pháp hiệu quả có thể giải quyết được những vấn đề của các nhà quản trị, tác giả Mai Xuân Đạt đã viết cuốn sách “OKRs hiểu đúng làm đúng” để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng hơn vào OKRs và sớm đưa thành công OKRs vào tổ chức của mình.

Phần 2: Thói quen cản trở OKRs – Lo lắng của người quản lý

Trong phần này tác giả đưa ra những vấn đề phổ biến nhất mà những người lãnh đạo các công ty thường hay lo ngại đối với OKRs như: Nhân viên thiếu cam kết, Nhân viên không có động lực, Nhân viên thiếu chủ động.

Hay những thói quen cản trở OKRs của các nhà quản lý: Thói quen giao việc (chuyên quyền), Thói quen ngại giao tiếp, Tính hay thay đổi của Sếp.

Tất cả vấn đề này đều được tác giả lý giải và giải quyết bằng các nghiên cứu khoa học như: các điều kiện để tạo ra sự cam kết, tháp nhu cầu của Maslow hay 7 bước giao việc hiệu quả của Bob Johnson. Và cuối cùng đi đến kết luận rằng “Về cơ bản con người là tốt” việc nhân viên của chúng ta không chủ động, không cam kết, không có động lực đều xuất phát từ cách thức làm việc của tổ chức, của người sếp.

Nếu biết cách vận dụng đúng, OKRs có thể giúp tổ chức tạo ra bức tranh tổng quát về những điều thực sự quan trọng, thay đổi những thói quen phổ biến gây ảnh hưởng đến năng suất và sự gắn kết trong công việc và duy trì sự tập trung và cam kết cao với mục tiêu đã thống nhất. 

Phần 3: Bàn về lợi ích của OKRs

Chúng ta biết rằng để triển khai thành công OKRs không phải là một điều dễ dàng, và số lượng công ty thất bại với OKRs là rất nhiều, vậy tại sao OKRs vẫn rất nổi tiếng và gây ra sự tò mò lớn đối với bất kỳ nhà quản lý nào khi biết tới phương pháp quản trị này? Điều này đến từ những lợi ích rất to lớn mà OKRs mang lại nếu bạn thực thi đúng.

Tại phần này tác giả Mai Xuân Đạt đưa ra những hiểu lầm phổ biến đối với OKRs gây ra việc không tin tưởng và thất bại với OKRs. Sau đó là giới thiệu và hướng dẫn rất kỹ về hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công OKRs đó là CFRsCheck-in.

“Phần lớn các tổ chức triển khai OKRs không thành công là do thiếu CFRs”

CFRs (Trò chuyện, Phản hồi, Ghi nhận) cho chúng ta một khung đơn giản để thực thi giao tiếp trong toàn bộ tổ chức, đây chính là chìa khóa để tăng hiệu suất. Để phát huy hết những lợi ích của OKRs chúng ta cần phải có CFRs.

Cuộc họp kiểm tra tiến độ OKRs (Check-in) thường xuyên sẽ giúp hình thành nên sự cam kết, giúp chúng ta luôn bám sát được mục tiêu và tránh được những rủi ro dẫn đến thất bại với OKRs.

Trong phần này tác giả cũng chỉ rõ ra các lợi ích của OKRs mang lại theo John Doerr đó là F.A.C.T.S (Focus – Tập trung, Alignment – Căn chỉnh, Commitment – Cam kết, Tracking – Theo dõi, Stretching – Kéo dài) và các lợi ích này sẽ xuất hiện như thế nào trong tổ chức qua các chu kỳ.

Cuối cùng, tác giả để cập đến vấn đề “OKRs và Văn hóa doanh nghiệp”. John Doerr đã nói rằng:

“OKRs không phải là một viên đạn thần kỳ, nó không thể thay thế cho một tổ chức có một văn hóa mạnh mẽ và những nhà lãnh đạo tài ba”.

Tuy nhiên OKRs không đòi hỏi ngay lập tức tổ chức phải có những văn hóa mạnh mẽ, ngược lại OKRs có thể giúp văn hóa doanh nghiệp thay đổi dần dần theo hướng tốt lên.

Phần 4: Những thực tiễn tốt nhất

Trong phần 4, tác giả mô tả một cách chân thực về những điều kiện cần thiết để các tổ chức thực hiện OKRs một cách thuận lợi, tránh những sai sót phổ biến và phát huy tối đa sức mạnh của OKRs.

Bạn có thể nghe đâu đó rằng “Làm OKRs dễ, OKRs rất đơn giản”. Đúng vậy OKRs rất đơn giản nhưng là khi so sánh với các công cụ quản trị khác. Tác giả Mai Xuân Đạt cũng nhấn mạnh rằng “OKRs vẫn rất khó, dù sao thì đây vẫn là một vấn đề liên quan đến phạm trù doanh nghiệp, không phải là một bài thực hành quản lý nhỏ”. Vì vậy để bắt đầu với OKRs bạn cần có một số điều kiện và sự chuẩn bị.

Tổ chức của bạn cần có lý do để thay đổi. Theo như kinh nghiệm làm việc của tác giả, các tổ chức sẽ bắt đầu quan tâm đến việc quản trị một cách bài bản khi gặp phải các vấn đề “đau đầu”: công ty trở nên nguy cấp nguy cấp, tổ chức đang rối ren, tổ chức đang trì trệ hoặc có tham vọng nhưng không biết cách nào để đạt được các mục tiêu lớn … Những tổ chức/công ty như vậy sẽ có động lực lớn và khả năng áp dụng được OKRs ngay từ lần đầu.

Để đưa OKRs thành công vào doanh nghiệp, điều kiện đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là Sự quyết tâm của lãnh đạo cao nhất. Nếu lãnh đạo cao nhất không quyết tâm thì sẽ không thể nào duy trì được kỷ luật đối với OKRs và dần dần OKRs sẽ sụp đổ. Ngoài ra việc đồng thuận thực hiện và học tập một cách nghiêm túc của các thành viên trong tổ chức cũng là những điều kiện quan trọng để áp dụng thành công OKRs.

Phần 4 này tác giả đặc biệt tập trung vào cách Viết OKRs tốt. Công thức để viết OKRs, các tính chất cần có của Mục tiêu và Kết quả chính, cách để viết một bộ OKRs tốt, các sai lầm nên tránh khi viết OKRs… Những điều này đều được tác giả hướng dẫn rất chi tiết, thông qua các ví dụ cụ thể giúp người đọc dễ hình dung và có thể tự viết được bộ OKRs cho bản thân mình.

Ngoài việc cần viết OKRs thật tốt, để phát huy được hết giá trị mà OKRs có thể mang lại cho tổ chức của mình. Theo tác giả Mai Xuân Đạt các doanh nghiệp cần phải nắm vững và tuân thủ những nguyên tắc cốt lõi của OKRs.

  • Tính cá nhân
  • Tính trong suốt
  • OKRs không xếp tầng
  • OKRs không gắn với lương thưởng
  • Tính tham vọng

Tất cả những nguyên tắc cốt lõi của OKRs đều được thể hiện rõ ràng trong phần cuối của phần 3 này.

Phần 5: 10 bước xây dựng OKRs

Nếu như các bạn đã từng đọc những tài liệu về OKRs của John Doerr hay từ các chuyên gia về OKRs trên thế giới sẽ biết về một chu kỳ điển hình của OKRs. Tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy các bước để thiết lập OKRs cho một chu kỳ như vậy không dễ dàng với cả tổ chức mới đưa OKRs vào thực hiện.

Trong phần này tác giả đưa ra phương pháp 10 bước xây dựng OKRs – Phương pháp OKRs 3 chiều để phù hợp hơn với các doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng OKRs và cũng là để đảm bảo đầy đủ tính liên kết đa chiều (trên xuống, dưới lên, chéo sang).

Phương pháp OKRs 3 chiều này bao gồm 10 bước giúp thiết lập bộ OKRs cho toàn bộ tổ chức vào đầu mỗi chu kỳ. Trong thời gian thiết lập OKRs sẽ liên tục là những buổi họp nhóm, họp 1:1 để các thành viên trong tổ chức cùng bàn bạc, đàm phán về mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu cá nhân cho từng người.

Tác giả cũng rất cẩn thận khi đưa ra những điều quan trọng cần lưu ý cho từng bước để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và nhân sự Việt Nam, giúp các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng.

Tuy phương pháp này có thêm các bước nhưng thời gian để tạo OKRs cho một chu kỳ cũng không nên vượt quá 30 ngày. Khi tổ chức đã dần thực hiện quen, thời gian để xây dựng OKRs cho toàn bộ tổ chức sẽ được rút ngắn lại.

Mặc dù phương pháp này của tác giả Mai Xuân Đạt “có vẻ” như phù hợp với các doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng OKRs. Tuy nhiên tác giả vẫn nhấn mạnh rằng:

“OKRs không có phương pháp đúng duy nhất để có thể áp dụng cho các doanh nghiệp khác nhau.”

Vì vậy hãy coi như đây là một tư liệu tham khảo và sử dụng một cách phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Phần 6: Bàn về các câu hỏi thường gặp

Trong phần cuối này tác giả đưa ra và giải quyết những câu hỏi thường gặp liên quan đến OKRs như: Cách tính lương thưởng, so sánh giữa OKRs và KPI, OKRs và BSC, công cụ nào phù hợp giúp thực hiện OKRs… Đây là những câu hỏi mà phần lớn các tổ chức khi bắt đầu tìm hiểu về OKRs mong muốn được giải đáp.

Trước, trong và sau khi thực hiện OKRs có rất nhiều lỗi khiến OKRs không phát huy hết được đặc tính, sức mạnh của nó trong doanh nghiệp. Nếu tổ chức của bạn đang bắt đầu tìm hiểu về OKRs và mong muốn áp dụng, thì nên nắm rõ 10 lỗi sai phổ biến mà tác giả đã đề cập trong phần 6 này để tránh được những sai lầm dẫn đến thất bại với OKRs.

OKRs không gắn trực tiếp với lương thưởng, vậy làm thế nào để có thể tính được lương thưởng cho mọi người? – Đây là một câu hỏi rất phổ biến về OKRs. Về mặt nguyên tắc, việc tính lương cho thành viên trong tổ chức đã được thống nhất bằng các công thức tính lương của tổ chức và được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, OKRs sẽ không hề liên quan đến cách tính lương này.

OKRs có điểm gì khác so với KPI, BSC? Các doanh nghiệp đang sử dụng một công cụ quản trị khác và muốn chuyển sang OKRs sẽ tìm được câu trả lời của mình trong phần này của cuốn sách. OKRs, BSC, KPI mỗi phương pháp đều có những điểm riêng khác nhau và đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nếu biết cách biết áp dụng đúng. Nếu biết cách sử dụng đúng OKRs, BSC, KPI đều có thể kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Kết thúc cuốn sách tác giả Mai Xuân Đạt giới thiệu đến cho bạn đọc công cụ VNOKRs để triển khai OKRs hiệu quả, mà theo tác giả đó là “may mắn của tôi và các công ty của mình!”. 

Giống như các doanh nghiệp khác khi bắt đầu triển khai OKRs bản thân tác giả là một CEO cũng có rất nhiều lo lắng. Liệu mọi người có tuân thủ kỷ luật OKRs? Mọi người có biết cách viết OKRs tốt? hay Làm thế nào để đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc của OKRs?…

Để thực hiện tốt OKRs bạn không thể quản lý một cách thủ công, bạn cần một phương pháp để giúp:

  • Tạo ra các quy tắc cứng với OKRs
  • Cần có một “công cụ” để thực hiện các quy tắc đó
  • Và quan trọng nhất đó là công cụ đó cần kiềm chế những hành vi sai

Vì vậy tác giả Mai Xuân Đạt cùng với cộng sự của mình đã tạo ra công cụ để thực thi OKRs – VNOKRs. Một công cụ đơn giản giúp thực thi OKRs, tạo ra sự cam kết một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Và thật may mắn, công cụ này đã giúp công ty của tác giả giữ vững được OKRs trong thời gian đầu.

Phần mềm VNOKRs

Phần mềm VNOKRs là công cụ chuyên biệt giúp vận hành OKRs đúng và giúp việc đưa OKRs vào doanh nghiệp trở nên đơn giản, dễ dàng.

  • Chi phí: Chỉ từ 1.250.000đ/tháng (Dùng thử MIỄN PHÍ 30 ngày)
  • Tặng kèm tài khoản online “Học & Thi” OKRs nâng cao

Tìm hiểu ngay

Bạn có thể sử dụng bất cứ “công cụ” nào để thực hiện OKRs, có thể là những chiếc bảng to để trong phòng và ghi mục tiêu lên đó, hay những file Google sheet hoặc một công cụ chuyên biệt dành cho OKRs giống như VNOKRs, miễn sao bạn có thể đảm bảo được tính Trong suốt, mỗi người cần nhìn thấy OKRs của người khác bao gồm của cả trưởng nhóm hay CEO. Chúng ta cần nhìn thấy tiến độ của mỗi người để có thể yên tâm tập trung vào OKRs của bản thân.

Kết luận

Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay để tìm cho mình một phương pháp quản trị phù hợp, chúng tôi nghĩ bạn nên thử tìm hiểu về OKRs và “OKRs Hiểu đúng làm đúng” của tác giả Mai Xuân Đạt là cuốn sách bạn không nên bỏ qua. Không như chúng ta thường nghĩ rằng Quản trị là nặng nề và mệt mỏi, OKRs sẽ mang đến những điều tích cực cho doanh nghiệp và biến lĩnh vực quản trị vốn đau đầu với các CEO trở nên đầy cảm hứng.

OKRs: hiểu đúng làm đúng” kết hợp với “Measure What Matter” có thể giúp các nhà lãnh đạo quản lý tìm hiểu cũng như áp dụng thành công phương pháp OKRs vào trong doanh nghiệp của mình, để có thể tạo ra một môi trường làm việc có tính liên kết cao, nhân viên chủ động và cam kết với các mục tiêu, cải thiện hiệu suất và đạt được tốc độ phát triển như mong muốn.

Nội dung sách hiểu đúng làm đúng OKRs
Cuốn sách sẽ chỉ ra những hiểu lầm của các doanh nghiệp Việt Nam về OKRs

Hiện nay sách “OKRs Hiểu đúng, làm đúng” đang được bán trong các hiệu sách trên toàn quốc và đã có Ebook và Audio Book, bạn đọc quan tâm có thể tìm mua theo địa chỉ đường link bên dưới:

Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn