Phòng tài chính – kế toán là đồng minh lớn nhất của Founder, chủ doanh nghiệp và CEO. Các định hướng phát triển của công ty hay mọi quyết định được đưa ra đều cần dựa trên số vốn và thời gian hiện có. OKRs tài chính có tác động trực tiếp đến sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Do vậy, mẫu OKRs cho tài chính và kế toán cần gắn trực tiếp với doanh thu, chi phí, số dư tiền mặt và dòng tiền.
Hãy cùng VNOKRs tìm hiểu mẫu OKRs cho tài chính và kế toán qua bài viết sau.
1. Vai trò quan trọng của bộ phận tài chính kế toán
Bộ phận kế toán hay bộ phận tài chính là một trong những bộ phận quan trọng của một công ty. Một bộ phận kế toán trong bất kỳ công ty nào đều có trách nhiệm đánh giá và đo lường các chi phí, dòng tiền và doanh thu của công ty đó. Bộ phận này rất có ý nghĩa vì nó giúp phân tích tình hình tài chính của các bộ phận khác trong toàn công ty.
Đối phó với các con số, số liệu, lưu trữ hồ sơ có thể khó khăn, do đó bộ phận này cần phải rất cẩn thận trong các công việc hàng ngày của họ. Thông thường, họ sẽ tập trung vào việc quản lý dòng tiền hoặc các hoạt động kinh doanh phát sinh chi phí.
Đây là lúc OKRs phát huy tác dụng. Do đó, đội ngũ kế toán và cá nhân nhân viên cần có một mục tiêu hoạt động được xác định rõ ràng để gắn họ với mục tiêu chiến lược lớn nhất của công ty.
OKRs sẽ đóng vai trò như một la bàn cung cấp một con đường rõ ràng về cách một bộ phận kế toán có thể đóng góp trực tiếp vào mục tiêu cấp cao nhất của công ty một cách dễ dàng.
2. Xác định mục tiêu OKRs của bộ phận tài chính
Kiểm soát viên/Giám đốc tài chính
Kiểm soát viên, giám đốc tài chính là những cá nhân hiểu rõ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Trong một tổ chức, công ty có quy mô nhỏ hơn, họ sẽ phụ trách kiểm soát tình hình tài chính toàn công ty. Trong các tổ chức lớn hơn, thông thường họ sẽ chịu trách nhiệm một đơn vị kinh doanh cụ thể (Ví dụ: theo ngành nghề kinh doanh hoặc theo khu vực địa lý).
Khi bạn thiết lập OKRs tài chính cho người kiểm soát hoặc giám đốc tài chính, hãy tập trung vào các mục tiêu mang tính chiến thuật và ngắn hạn.
VP Finance hoặc CFO
VP Finance (Phó Chủ tịch Tài chính) hoặc CFO (Giám đốc Tài chính) là người điều hành, phụ trách toàn bộ bộ phận tài chính doanh nghiệp. Họ cần phải cân bằng giữa việc hiểu thực tế kinh doanh hàng ngày và hướng tới các mục tiêu tài chính trong các tháng, các quý tiếp theo.
VP Finance hoặc CFO cần có được cái nhìn toàn cảnh về những tác động có thể xảy ra đối với tình hình tài chính công ty. Những tác động này có thể là thời điểm ra mắt sản phẩm mới, thanh toán các khoản công nợ… VP Finance hoặc CFO cần trở thành “cánh tay phải” hỗ trợ CEO điều hành công ty.
Do đó, OKRs cho vị trí này cần đảm bảo hướng tới các mục tiêu giúp VP Finance/CFO hiểu rõ cách thức hoạt động của nhóm mình quản lý thay vì đi quá chi tiết vào các công việc do nhân viên thực hiện.
Thủ quỹ
Thủ quỹ là người được giao phó quản lý các quỹ của công ty. Thông thường, CFO cũng là Thủ quỹ. Ở vị trí này, điều quan trọng nhất là hiểu rõ tình hình tiền mặt của công ty và nhu cầu tăng thêm nguồn tiền dự trữ hay đầu tư phát triển.
Vì vậy, OKRs cho vị trí thủ quỹ cần bám sát theo nhiệm vụ chính mà thủ quỹ cần đảm bảo.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có thể có quyền truy cập vào OKRs tài chính toàn công ty. Với vai trò của mình, họ cần thấy rõ sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia trực tiếp vào công việc kinh doanh ở cấp độ chi tiết. Do đó, bạn sẽ gặp sai lầm nếu cung cấp cho họ các số liệu chi tiết theo ngày hay tuần.
OKRs cho Hội đồng quản trị nên tập trung vào các số liệu tổng quát như tổng doanh thu, tổng chi phí, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Hội đồng quản trị sẽ có Ủy ban kiểm toán riêng và bộ phận này sẽ tiếp cận với các chỉ số chi tiết.
2. 14+ mẫu OKRs cho tài chính và kế toán
Bạn có thể tham khảo các mẫu OKRs cho tài chính và kế toán được phân loại theo nhiệm vụ như sau:
Doanh thu & lợi nhuận
Ngân sách & quỹ lương
Thuế
3. Lưu ý khi đặt OKRs phòng tài chính, kế toán
Rủi ro khi OKRs tài chính, kế toán chỉ đạt 70%
Mục tiêu của các bộ phận nói chung và bộ phận kế toán nói riêng sẽ bắt đầu từ việc xem xét mục tiêu chung của công ty.
Các ví dụ trên có thể sẽ không phù hợp nếu bạn xem xét về bộ phận kế toán của mình vào lúc này, bởi các ví dụ đó dựa trên giả định của các công ty có các mục tiêu khác nhau.
Nhìn chung công việc của bộ phận kế toán luôn có những việc thường xuyên, lặp đi lặp lại. Tuy nhiên tùy theo sự Ưu Tiên của công ty tại mỗi quý, bộ phận kế toán cũng sẽ có những ưu tiên khác nhau nhằm hỗ trợ hoàn thành Mục Tiêu chung của công ty.
Rủi ro khi OKRs tài chính, kế toán chỉ đạt 70%
OKRs có 2 dạng là OKRs cam kết và OKRs mở rộng. Trong đó, OKRs cam kết cần đạt được 100% mục tiêu đề ra. Còn OKRs mở rộng chỉ cần đạt được 70% mục tiêu đề ra đã được xem là thành công.
Tuy nhiên, với OKRs phòng tài chính, kế toán, việc chỉ đạt 70% mục tiêu đề ra sẽ dẫn đến những rủi ro lớn cho hoạt động của công ty (gián đoạn kinh doanh, sa thải nhân viên) hay nghiêm trọng hơn là phá sản.
Do đó, với OKRs phòng tài chính – kế toán, bạn nên đảm bảo yếu tố chắc chắn. Các mục tiêu có thể thách thức, có thể khó đạt được nhưng đối với những mục tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro cho hoạt động của công ty thì bạn nên cân nhắc điều chỉnh.
Mục tiêu cần gắn với kết quả cụ thể
OKRs tài chính, kế toán cần đảm bảo rõ ràng với các kết quả cụ thể và thời hạn cụ thể. Ví dụ một kết quả chính là chốt số dư tiền mặt sẽ cụ thể hơn nếu được viết thành chốt số dư tiền mặt định kỳ vào thứ 6 hàng tuần.
Các kết quả cần đạt được chỉ ra rõ ràng, cụ thể sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu rõ: Họ được kỳ vọng điều gì? Cần tuân thủ điều gì? Và làm điều gì để đạt được? Họ sẽ có một con đường cụ thể, rõ ràng để “sải bước” chạy với nỗ lực cao nhất để về đích và đạt được đúng mục tiêu đề ra.
OKRs – đơn giản, minh bạch, rõ ràng
Mỗi con số, mỗi chỉ số của tài chính – kế toán đều rất quan trọng để bạn có cái nhìn đúng về “sức khỏe” doanh nghiệp. Các mục tiêu và kết quả chính bạn đề ra cho phòng tài chính – kế toán cần đảm bảo yếu tố đơn giản, minh bạch, rõ ràng. Đơn giản để nhân viên dễ dàng thực hiện đúng. Minh bạch, rõ ràng để nhân viên hiểu rõ, hiểu đúng.
Lời kết,
Trên đây, VNOKRs đã cùng bạn tìm hiểu mẫu OKRs cho tài chính và kế toán. Gia tăng động lực làm việc, hiệu quả hoàn thành mục tiêu cho phòng tài chính, kế toán cũng là cách giúp doanh nghiệp của bạn có sức khỏe tài chính tốt hơn.
VNOKRs chúc bạn thiết lập được mẫu OKRs phù hợp nhất cho phòng tài chính, kế toán công ty mình.