Nguyên tắc SMART và SMARTER đều có những ưu điểm giúp bạn thiết lập mục tiêu chính xác, hiệu quả hơn nhưng lại khiến bạn đau đầu trong định hướng thiết lập mục tiêu. Qua bài viết này, bạn hãy cùng VNOKRs tìm hiểu các điểm giống và khác nhau của SMART và SMARTER để tìm ra nguyên tắc phù hợp cho bạn.
1. Giới thiệu 2 nguyên tắc xác định mục tiêu: SMART và SMARTER
Cả nguyên tắc SMART trong đặt mục tiêu và SMARTER đều có nguồn gốc phát triển từ lý thuyết quản lý theo mục tiêu MBO của Peter Drucker.
1.1. Mục tiêu SMART
- Specific (cụ thể)
- Measurable (đo lường)
- Achievable (khả thi)
- Relevant (liên quan)
- Time bound (giới hạn thời gian)
SMART là một nguyên tắc giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả với 5 yếu tố: cụ thể, đo lường, khả thi, liên quan và giới hạn thời gian.
Về lịch sử phát triển, mục tiêu SMART xuất hiện lần đầu tiên trên Tạp chí Quản lý qua sự giới thiệu của George T. Doran vào tháng 11/1981. Sau đó, Giáo sư Robert S. Rubin (Đại học Saint Louis) đã viết về mục tiêu SMART và công bố qua kênh báo chí.
Lý thuyết về SMART tiếp tục được phát triển và đến năm 2003, Paul J. Meyer – một doanh nhân và là người sáng lập tổ chức Success Motivation International đã mô tả các đặc điểm của SMART trong cuốn sách “Thái độ là tất cả”.
1.2. Mục tiêu SMARTER
Nguyên tắc SMARTER được phát triển từ SMART và bổ sung thêm hai yếu tố E và R – viết tắt của Evaluate (Đánh giá) và Re-Adjust (Điều chỉnh lại). SMARTER là bộ nguyên tắc giúp bạn thiết lập và thực hiện các mục tiêu hiệu quả, chính xác, phù hợp hơn.
Thiết lập mục tiêu SMART, SMARTER có thể giúp bạn gia tăng hiệu suất làm việc đáng kể.
2. So sánh sự khác biệt giữa SMART & SMARTER
Mục tiêu SMART và SMARTER đều chứa 5 yếu tố cơ bản: Cụ thể, đo lường, khả thi, liên quan, giới hạn thời gian và cùng hướng đến mục đích hỗ trợ cá nhân/tổ chức thiết lập mục tiêu phù hợp, hiệu quả.
Mục tiêu SMART | Mục tiêu SMARTER | |
Yếu tố cấu thành nên nguyên tắc | Chỉ có 5 yếu tố cụ thể, đo lường, khả thi, liên quan, giới hạn thời gian | Bổ sung thêm 2 yếu tố đánh giá và điều chỉnh lại |
Đánh giá định kỳ | Không thực hiện đánh giá định kỳ | Có thực hiện đánh giá định kỳ |
Khả năng điều chỉnh | Khả năng thích ứng, điều chỉnh mục tiêu khi tình hình thực tế thay đổi chậm chạp | Khả năng thích ứng, điều chỉnh mục tiêu nhanh chóng |
Phù hợp | Phù hợp thiết lập các mục tiêu thực hiện trong bối cảnh ít biến động, ngắn hạn | Phù hợp thiết lập các mục tiêu thực hiện trong bối cảnh biến động với những diễn biến khó lường trong dài hạn |
Quá trình thực hiện mục tiêu | Tuân thủ hành động theo mục tiêu đề ra đến khi đạt được kết quả | Trong quá trình thực hiện mục tiêu có sự đánh giá, điều chỉnh lại nếu cần thiết. Nếu mục tiêu SMART đã thất bại hoặc không còn phù hợp với thực tế, bạn có thể sử dụng mục tiêu SMARTER để điều chỉnh lại mục tiêu và tiếp tục các nỗ lực đang còn dang dở của mình. |
3. Ví dụ áp dụng SMART và SMARTER
Ví dụ 1 – Gia tăng số lượng ứng viên cho tuyển dụng
S – Cụ thể: Tôi muốn gia tăng số lượng ứng viên cho vị trí tuyển dụng Nhân viên thiết kế đồ họa
M – Đo lường: Lên mức tối thiểu 20 ứng viên chọn 1 người trúng tuyển
A – Khả thi: Với danh tiếng, chính sách lương, phúc lợi của công ty hiện nay, tôi muốn gia tăng số lượng ứng viên cho vị trí tuyển dụng Nhân viên thiết kế đồ họa lên mức tối thiểu 20 ứng viên chọn 1 người trúng tuyển
R – Liên quan: Nhằm chọn được những nhân viên có kỹ năng, kinh nghiệm tốt nhất, đáp ứng cao yêu cầu công việc
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần thực hiện từ 1/12/2020 đến khi tuyển dụng đủ 5 nhân viên thiết kế đồ họa
E – Đánh giá: Do tình hình cân đối tài chính của công ty có trục trặc dẫn đến phải cắt giảm ngân sách lương nên tôi sẽ chỉ tuyển 4 nhân viên thiết kế đồ họa.
R – Điều chỉnh lại: Team tuyển dụng sẽ cần gia tăng các biện pháp thu hút ứng viên ứng tuyển và tỷ lệ lựa chọn nhân viên sẽ tăng lên ít nhất 25 ứng viên chọn ra 1 người trúng tuyển.
Sàng lọc ứng viên kỹ càng giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực chất lượng nhất.
Ví dụ 2 – Tăng lương cho nhân sự
S – Cụ thể: Tôi muốn tăng lương cho nhân sự
M – Đo lường: Với mức tăng lương 7% dành cho 100% nhân sự hoàn thành KPI công việc trong 6 tháng vừa qua
A – Khả thi: Với khả năng tài chính và quỹ lương hiện nay, tôi muốn tăng lương cho 100% nhân sự hoàn thành KPI công việc trong 6 tháng vừa qua với mức tăng lương 7%
R – Liên quan: Nhằm giúp gia tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty, giữ chân đội ngũ nhân viên xuất sắc
T – Giới hạn thời gian: Công ty sẽ tiến hành đánh giá nhân sự trong tháng 12/2020 và bắt đầu quyết định tăng lương từ 1/1/2021
E – Đánh giá: Do vào cuối năm 2020, công ty đã bỏ lỡ mất 1 hợp đồng triển khai lớn với một khách hàng quan trọng nên cân đối thu chi và quỹ lương bị ảnh hưởng
R – Điều chỉnh lại: Công ty sẽ vẫn tiếp tục thực hiện tăng lương cho 100% nhân sự hoàn thành KPI công việc trong 6 tháng vừa qua nhưng với mức tăng lương chỉ ở mức 5%.
Ví dụ 3 – Phát triển mở rộng thị trường
S – Cụ thể: Tôi muốn phát triển mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm
M – Đo lường: Và chiếm được ít nhất 25% thị phần cung ứng toàn ngành
A – Khả thi: Với khả năng phát triển sản phẩm và cạnh tranh với các đối thủ hiện nay, tôi muốn phát triển mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm lên mức ít nhất 25% thị phần cung ứng toàn ngành
R – Liên quan: Nhằm giúp gia tăng mức độ ảnh hưởng của công ty đối với thị trường
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần đạt được vào 30/6/2021
E – Đánh giá: Do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài khiến công ty phải giảm quy mô phát triển nên khả năng chiếm lĩnh ít nhất 25% thị phần cung ứng toàn ngành là rất khó đạt được
R – Điều chỉnh lại: Mức chiếm lĩnh thị phần được điều chỉnh lại ở mức đạt ít nhất 20%
Ví dụ 4 – Thực hiện thử thách Saitama
S – Cụ thể: Tôi muốn thực hiện thử thách thể chất Saitama
M – Đo lường: Với mỗi ngày chạy bộ 10km; chống đẩy 100 reps; squat 100 reps; plank 10 phút
A – Khả thi: Với khả năng tập luyện và sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn thực hiện thử thách thể chất Saitama với mỗi ngày chạy bộ 10km; chống đẩy 100 reps; squat 100 reps; plank 10 phút
R – Liên quan: Nhằm giúp cơ thể giảm 5% tỷ lệ mỡ và tăng 5% khối lượng cơ
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần thực hiện trong 1 tháng từ 1/12/2020 đến 31/12/2020
E – Đánh giá: Do cuối năm công việc tại công ty gia tăng đột biến nên tôi không còn nhiều thời gian để thực hiện thử thách Saitama
R – Điều chỉnh lại: Tôi sẽ tiếp tục thực hiện thử thách nhưng điều chỉnh giảm khối lượng tập luyện thành chạy bộ 5km; chống đẩy 50 reps; squat 50 reps và plank 5 phút mỗi ngày trong vòng 1 tháng
Mục tiêu thực hiện thử thách Saitama có thể được điều chỉnh nhờ nguyên tắc SMARTER để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tế.
Ví dụ 5 – Đọc sách cùng con
S – Cụ thể: Tôi muốn đọc sách cùng con
M – Đo lường: 30 phút mỗi ngày trước khi con đi ngủ
A – Khả thi: Với khả năng sắp xếp công việc và thời gian hiện nay, tôi muốn đọc sách cùng con 30 phút mỗi ngày trước khi con đi ngủ
R – Liên quan: Nhằm giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần thực hiện từ 1/12/2020
E – Đánh giá: Do cuối năm công việc tại công ty gia tăng đột biến nên một số ngày tôi sẽ phải ngủ lại công ty để xử lý công việc
R – Điều chỉnh lại: Hai vợ chồng tôi sẽ sắp xếp thay nhau đọc sách cùng con 30 phút mỗi ngày trước khi con đi ngủ
Lời kết,
Trên đây, bạn đã cùng VNOKRs so sánh 2 nguyên tắc xác định mục tiêu SMART và SMARTER, cả 2 nguyên tắc này đều có thể ứng dụng để giúp bạn thiết lập mục tiêu chính xác, hiệu quả. Tuy nhiên, SMARTER với việc bổ sung thêm 2 yếu tố là đánh giá và điều chỉnh lại sẽ giúp bạn thiết lập được các mục tiêu phù hợp, có tính linh hoạt, thích ứng, điều chỉnh nhanh hơn khi tình hình thực hiện mục tiêu có sự thay đổi.
VNOKRs chúc bạn thiết lập được mục tiêu chính xác, hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu vượt trội trong công việc, cuộc sống với SMART và SMARTER.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.