Nhân viên kiểm thử – Tester giống như những chốt chặn kiểm soát an toàn giúp sản phẩm đến tay người sử dụng với chất lượng tốt nhất. Phương pháp quản lý mục tiêu OKRs có thể giúp team Tester xác định rõ mục tiêu công việc, gia tăng động lực làm việc. Bạn hãy cùng VNOKRs tìm hiểu OKRs cho Tester qua bài viết sau.
(Lưu ý: Các mẫu OKRs chỉ mang tính chất tham khảo, để thiết lập được bộ OKRs phù hợp cho cá nhân cần phải dựa vào bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.)
1. Xác định mục tiêu chính của đội Tester
1.1 Phát hiện lỗi
Tester với vai trò kiểm thử sản phẩm là đội ngũ quan trọng, đặc biệt trong các dự án phát triển phần mềm hiện nay. Nhiệm vụ của Tester là phát hiện lỗi sản phẩm trước khi đưa đến tay người dùng.
Muốn làm được vậy, Tester phải đứng ở vị trí, thói quen, cách sử dụng sản phẩm của người dùng để dùng thử sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, kiểm thử này, đội ngũ Tester sẽ phát hiện ra được các lỗi sản phẩm.
Nếu thử tìm kiếm từ khóa “Tester” qua Google hình ảnh, chúng ta dễ dàng tìm thấy hình ảnh về các bạn Tester cầm chiếc kính lúp dò tìm lỗi. Thực tế, nghề Tester đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng để rà soát, phát hiện các lỗi sản phẩm.
1.2 Ngăn chặn lỗi
Không chỉ dừng ở phát hiện, nhiệm vụ của Tester còn là ngăn chặn lỗi bằng cách thông báo ngay lỗi cho đội ngũ lập trình, sản xuất sản phẩm để khắc phục.
Thông thường tại các công ty, nhất là các công ty phát triển phần mềm thì việc ngăn chặn lỗi này được thực hiện qua việc khai báo lỗi lên hệ thống theo dõi. Tester sau khi phát hiện lỗi sẽ nhập lên hệ thống để cảnh báo đến đội ngũ lập trình. Team lập trình xử lý lỗi và điều chỉnh trạng thái lỗi đã hoàn thành xong.
Chúng ta có thể hình dung đội ngũ sản xuất như những người thợ cần cù xây một bức tường. Vì họ đứng quá gần nên không nhận ra bức tường đang xô lệch một chút về hướng nào. Tester là người đứng ở xa hơn, họ nhìn nhận ra được các lỗi sai và thông báo kịp thời giúp team sản xuất ngăn chặn lỗi tiếp diễn.
XEM NGAY | 15+ Mẫu OKRs cho Kỹ thuật/ Kỹ sư phần mềm hay nhất
1.3 Gia tăng sự hài lòng của khách hàng
Sản phẩm càng ít lỗi thì khách hàng càng hài lòng. Đội ngũ Tester với nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn lỗi góp phần gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Trong tổng thể quy trình phát triển sản phẩm, sự tham gia của đội ngũ Tester góp phần giúp phòng sản phẩm hiểu rõ thêm thói quen và nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thực tế.
Cũng thật khó để có một sản phẩm 100% “sạch” lỗi bởi nhu cầu của khách hàng, trường dữ liệu nhập vào, các điều kiện khách quan khác có thể tác động đến sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, với sự tham gia của đội ngũ Tester vào quy trình sản xuất sẽ giúp giảm thiểu tới mức tối đa các lỗi có thể xảy ra.
THAM KHẢO THÊM | 17+ Mẫu OKRs cho nghiên cứu sản phẩm hay nhất
1.4 Tối ưu hóa/ cải tiến quy trình xử lý
Một mục tiêu khác rất quan trọng của team Tester là tối ưu hóa quy trình xử lý lỗi. Từ giai đoạn phát hiện lỗi đến khi được ngăn chặn và xử lý cần có một quy trình chuẩn được tuân thủ bởi các bộ phận liên quan. Các tester cần tối ưu quy trình này nhằm cải thiện nỗ lực và thời gian của các thành viên tham gia quy trình sản xuất.
Nhìn rộng ra, chúng ta nhận thấy tối ưu hóa quy trình xử lý luôn là một trong những lời giải kinh điển cho bài toán gia tăng hiệu suất của doanh nghiệp. Dù nhân sự có trình độ tốt, công nghệ mới, quyết tâm cao… nhưng quy trình “lạc hậu” thì việc dẫn đến những nút thắt làm giảm hiệu suất công việc là điều không tránh khỏi.
Khi Tester đạt được mục tiêu tối ưu hóa quy trình xử lý cũng là lúc team đạt được hiệu suất cao hơn trong công việc.
1.5 Giảm chi phí bảo trì phần mềm
Khi sản phẩm đã qua công đoạn kiểm thử rà soát sẽ giúp hạn chế lỗi phát sinh khi đi vào sử dụng thực tế. Qua đó, công đoạn kiểm thử cũng giúp công ty giảm thiểu chi phí bảo trì phần mềm.
Hẳn bạn còn nhớ vụ nổ gây thiệt hại to lớn cho Samsung khi ra mắt mẫu di động Samsung Galaxy Note 7 vào tháng 8/2016. Thời điểm đó những chiếc Galaxy Note vẫn là dòng sản phẩm cao cấp, bán chạy nhất của Samsung đã dính lỗi về pin gây quá nhiệt và phát nổ. Thiệt hại về tiền bạc là chắc chắn nhưng điều quan trọng hơn với Samsung là thiệt hại về danh tiếng và niềm tin của người dùng đối với sản phẩm.
Nếu khâu kiểm thử phần mềm kỹ càng hơn, rõ ràng bạn sẽ giảm thiểu khả năng phải thu hồi sản phẩm, giảm các chi phí về bảo trì, đổi trả sản phẩm lỗi…
1.6 Nâng cao kiến thức logic lập trình
Tại các công ty công nghệ hiện nay, quan hệ giữa Tester và Lập trình viên thường được biết đến không mấy hòa thuận trong công việc. Đội ngũ Tester nếu không được hiểu đúng vai trò sẽ trở thành nhóm nhân viên chuyên tìm lỗi, gây áp lực cho đội ngũ lập trình, sản xuất sản phẩm.
Vì vậy, khi Tester có kiến thức logic lập trình, phát hiện lỗi nhanh và “không máy móc” sẽ góp phần cho sự phối hợp giữa Tester và Lập trình viên trơn tru hơn rất nhiều. Team Tester không chỉ phát hiện mà còn chỉ đúng vị trí lỗi và đóng góp ý tưởng về hướng lập trình giúp hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.
2. 10+ Mẫu OKRs cho Tester (kiểm thử) hay nhất
Lời kết,
Ngoài việc giúp Tester thêm hiểu về các mục tiêu, kết quả chính cần thực hiện, OKRs còn giúp gắn kết các bộ phận liên quan cùng tham gia thực hiện, nỗ lực để hoàn thành mục tiêu chung của phòng sản phẩm, của công ty.
VNOKRs chúc bạn thiết lập được mẫu OKRs cho Tester phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả làm việc cho công ty mình.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.