Với 8 mẫu bảng đánh giá làm việc nhóm dành cho nhà quản lý dưới đây, VNOKRs sẽ giúp nhà quản lý lấy thông tin chính xác, đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm và có chính sách khen thưởng và phát triển đội nhóm phù hợp.
Xem thêm: 9 lợi ích và ý nghĩa của làm việc nhóm với doanh nghiệp
1. Mẫu bảng đánh giá làm việc nhóm
Mỗi mẫu bảng đánh giá kết quả công việc, làm việc nhóm dưới đây sẽ có tiêu chí đánh giá khác nhau, tùy vào từng mục đích, nhà quản lý có thể chọn được mẫu phù hợp.
1.1. Bảng đánh giá năng lực làm việc nhóm của nhân viên
Bảng đánh giá năng lực làm việc nhóm của nhân viên thường được sử dụng khi nhà quản lý muốn nhìn nhận, có căn cứ cụ thể để đánh giá nhân viên có phù hợp làm việc trong nhóm hay không.
Bảng đánh giá cần cung cấp được cho nhà quản lý những thông tin như:
- Năng lực làm việc của nhân viên
- Các kỹ năng của nhân viên
- Khả năng làm việc nhóm của nhân viên
Để có cái nhìn toàn diện, chính xác trong đánh giá, bảng đánh giá năng lực nhân viên nên có ý kiến từ chính nhân viên và quản lý trực tiếp của họ. Bạn có thể tiến hành các cuộc đối thoại giữa quản lý và nhân viên để họ cùng thống nhất về kết quả đánh giá cuối cùng.
Về biểu mẫu, bạn có thể tham khảo mẫu đánh giá năng lực làm việc nhóm của một nhân viên sáng tạo nội dung dưới đây. Mỗi vị trí công việc khác nhau sẽ cần có sự tùy chỉnh tiêu chí đánh giá phù hợp tương ứng.
Bảng đánh giá năng lực làm việc nhóm của nhân viên
Trong mỗi lĩnh vực dưới đây, bạn vui lòng đánh giá bản thân đang ở thang điểm năng lực như thế nào:
|
||
Kỹ năng | Chi tiết kỹ năng | Thang điểm năng lực |
1. Viết | Nhân sự có khả năng viết đa dạng lĩnh vực nội dung theo yêu cầu công việc | 1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
2. Nghiên cứu tài liệu | Nhân sự có kỹ năng nghiên cứu, tự học hỏi kiến thức, tài liệu chuyên môn để sáng tạo nội dung theo yêu cầu | 1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
3. Thiết kế đồ họa | Nhân sự có khả sử dụng các phần mềm đồ họa để thiết kế các ý tưởng, hình ảnh họa cho nội dung bài viết | 1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
4. Kỹ năng thuyết trình | Nhân sự có khả thuyết trình, trình bày ý tưởng nội dung mình đề xuất với nhóm | 1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
5. Phối hợp làm việc nhóm | Nhân sự có khả năng kết nối, phối hợp làm việc nhóm hiệu quả để giải quyết công việc | 1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
6. Quản lý tiến độ công việc | Nhân sự có khả năng quản lý tiến độ công việc đảm bảo kịp thời hoàn thành công việc được giao | 1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
Đánh giá chung | Tổng hợp điểm số năng lực của nhân sự | Tổng điểm đạt được / 30 |
Ý kiến của quản lý trực tiếp: |
1.2. Bảng đánh giá làm việc nhóm của cá nhân
Bảng tự đánh giá làm việc nhóm của cá nhân thường được sử dụng khi nhà quản lý muốn định lượng, đánh giá cụ thể, chính xác về mức độ đóng góp, năng lực làm việc nhóm của các cá nhân trong nhóm.
Kết quả cốt lõi mà bảng tự đánh giá này cần đạt được là nhà quản lý và nhân viên cùng nhìn nhận được:
- Điểm mạnh nhất cũng như hạn chế của cá nhân khi làm việc nhóm
- Các kỹ năng hay phương hướng cải thiện công việc mà cá nhân dự định tiến hành trong thời gian tới
Bảng tự đánh giá làm việc nhóm của cá nhân
|
|||
Tiêu chí | Hiếm khi | Đôi khi | Thường xuyên |
Đóng góp những ý kiến, sáng kiến hay | |||
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác | |||
Phối hợp, hợp tác cùng các thành viên khác | |||
Thực hiện các sáng kiến, hành động của nhóm khi cần thiết | |||
Tham gia các buổi họp của nhóm | |||
Kết nối, giao tiếp hiệu quả với các thành viên | |||
Chia sẻ với nhóm về công việc đang thực hiện | |||
Cá nhân tự đánh giá:
|
1.3. Bảng đánh giá hiệu quả làm việc theo nhóm
Nhà quản lý có thể sử dụng bảng đánh giá hiệu quả làm việc theo nhóm khi muốn cải thiện khả năng kết nối giữa các thành viên nhóm, cải thiện hiệu quả công việc đạt được.
Bảng đánh giá làm việc nhóm này vì vậy cần cung cấp cho nhà quản lý các thông tin như:
- Nhân viên đang cảm thấy hiệu quả làm việc theo nhóm như thế nào?
- Các vấn đề vướng mắc khiến hiệu quả làm việc theo nhóm bị suy giảm
Bảng đánh giá hiệu quả làm việc theo nhóm |
|||
Tiêu chí | Rất kém | Bình thường | Tốt |
Hiệu quả làm việc theo nhóm | |||
Mối quan tâm của nhóm đối với kết quả công việc | |||
Kỳ vọng về hiệu suất công việc của nhóm | |||
Các phòng ban, bộ phận khác đánh giá về kết quả làm việc của nhóm | |||
Khả năng đóng góp ý kiến của thành viên đối với công việc của nhóm | |||
Việc lắng nghe các ý kiến của các thành viên trong nhóm | |||
Sự thoải mái đưa ra các ý kiến đánh giá tích cực, tiêu cực đối thành viên trong nhóm | |||
Sự tin cậy giữa các thành viên | |||
Sự thoải mái khi làm việc theo nhóm |
1.4. Bảng đánh giá quá trình làm việc của nhóm
Bảng đánh giá quá trình làm việc của nhóm sẽ giúp nhà quản lý nhìn nhận được động lực, quy trình, quá trình làm việc của nhóm xem có phát sinh vấn đề nào không? đã thực sự nhịp nhàng chưa?
Thông thường, nhà quản lý sẽ sử dụng bảng đánh giá kết quả công việc nhóm này khi muốn cải thiện hiệu suất, kết quả công việc cũng như quy trình làm việc của nhóm.
Kết quả cốt lõi mà bảng đánh giá quá trình làm việc của nhóm cần đạt được gồm các yếu tố như:
- Phản ánh được động lực làm việc của cá nhân, của nhóm đang ở mức nào
- Phản ánh được tính hiệu quả của quy trình làm việc hiện nay để nhà quản lý và nhóm tìm phương cách cải tiến (nếu cần).
Bạn có thể sử dụng bảng đánh giá làm việc nhóm với 2 tiêu chí thấp nhất và cao nhất tương ứng với số điểm từ 1 đến 5 để nhân viên tích chọn và đánh giá.
Một lưu ý: khi sử dụng bảng đánh giá này là bạn nên để nhân viên chia sẻ đánh giá, nhận định của họ ở chế độ ẩn danh. Có như vậy họ mới có thể thoải mái chia sẻ đúng với suy nghĩ của mình mà không e sợ những rào cản, hay đánh giá nào khác từ thành viên trong nhóm.
Bảng đánh giá quá trình làm việc của nhóm |
||
Tiêu chí | Tiêu chí thấp nhất / cao nhất | Số điểm đánh giá |
1. Mục tiêu |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
2. Sự cởi mở |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
3. Tin cậy |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
4. Giải quyết xung đột, khác biệt |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
5. Sự phối hợp |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
6. Sự tham gia |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
7. Đưa ra quyết định |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
8. Sự linh hoạt |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
9. Sử dụng nguồn nhân lực |
|
1 – 2 – 3 – 4 – 5 |
Đánh giá chung |
|
Tổng điểm đạt được / 45 |
1.5. Bảng đánh giá ngang hàng (đánh giá chéo)
Nhà quản lý sẽ sử dụng bảng đánh giá này để thu nhận các ý kiến từ nhân viên về đồng nghiệp ngang hàng với họ. Nhân viên của bạn có thể có những góc nhìn mà chính nhà quản lý trực tiếp cũng khó nhìn nhận ra. Bởi vì, họ là những người làm việc cùng nhau hàng ngày và sẽ có sự kết nối công việc thường xuyên.
Bảng đánh giá làm việc nhóm ngang hàng còn được gọi là đánh giá chéo cần đem tới cho nhà quản lý các kết quả, thông tin như:
- Đánh giá của nhân viên về đồng nghiệp
- Ý kiến của nhân viên đề xuất giúp cải thiện hiệu suất của nhóm
Muốn đạt được kết quả đánh giá như vậy, bạn có thể kết hợp các câu hỏi cho kết quả định lượng và cả các câu hỏi tự luận giúp nhân viên dễ dàng thể hiện quan điểm, góc nhìn của mình.
Bảng đánh giá ngang hàng (đánh giá chéo)
Bạn hãy đánh giá đồng nghiệp của mình theo các tiêu bên dưới bằng cách chấm điểm từ 1 tới 4 tương ứng với các mức đánh giá như sau:
|
|||
Tiêu chí | Nhân viên A | Nhân viên B | Nhân viên C |
1. Tham gia các cuộc họp thường xuyên, đúng giờ | |||
2. Hoàn thành công việc được giao đúng hạn | |||
3. Chuẩn bị công việc một cách chu đáo, chất lượng | |||
4. Có thái độ hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp tốt | |||
5. Góp phần không nhỏ vào thành công của dự án | |||
Tổng số điểm | |||
Phản hồi về động lực làm việc của nhóm:
|
1.6. Bảng đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm (tự loại trừ)
Bảng đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm (tự loại trừ) sẽ giúp nhà quản lý thu nhận ý kiến từ chính nhân viên của mình về các đóng góp của các nhân viên còn lại đối với dự án.
Thông thường, bảng đánh giá này được dùng khi kết thúc dự án, khi nhóm hoàn thành kế hoạch tháng, quý hay năm. Đây sẽ là một trong căn cứ giúp nhà quản lý đánh giá được một cách định lượng, đa chiều về đóng góp của nhân viên.
Với mục tiêu như vậy, bảng đánh giá làm việc nhóm sẽ cần cung cấp cho nhà quản lý những thông tin như:
- Định lượng % mức độ đóng góp vào thành công của dự án của từng thành viên dưới góc nhìn của nhân viên
- Những chia sẻ, giải thích của nhân viên về cách phân bổ định lượng % mức độ đóng góp
Bảng đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm (tự loại trừ) Bạn hãy vui lòng sử dụng bảng đánh giá này để đánh giá sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Bạn có thể cân nhắc đến các yếu tố như sự nỗ lực tham gia, các đóng góp, các ý tưởng, khả năng kết nối cũng như phối hợp của thành viên đối với nhóm. Bạn hãy cố gắng trả lời trung thực nhất có thể, vì đây là một trong những căn cứ quan trọng để công ty đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhóm và từng thành viên trong nhóm. Bạn hãy phân bổ tổng số 100% nỗ lực dự án cho các thành viên trong dự án, không bao gồm chính bạn. Ví dụ: nhân viên A đóng góp 25% nỗ lực dự án; B là 30%; C là 40% còn D là 5%. Phần trăm cao hơn sẽ thuộc về các thành viên có đóng góp dự án cao hơn. Trong trường hợp các thành viên có đóng góp như nhau, điểm số % nên được chia đều cho các thành viên.
1. Bảng phân bổ % nỗ lực đóng góp vào dự án |
||
Thành viên số | Họ tên | % nỗ lực đóng góp vào dự án |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 | ||
Tổng số | 100% |
Thông tin mở rộng
- Bạn hãy giải thích cách phân bổ % nỗ lực cao, thấp
- Bạn hãy cung cấp các ví dụ cụ thể để minh họa cho lập luận của bạn
1.7. Bảng đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm (tự bao gồm)
Bảng đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm (tự bao gồm) khá giống với bảng đánh giá tự loại trừ ở phần 1.6 bài viết này. Điểm khác biệt căn bản là nếu bảng tự loại trừ, nhân viên sẽ phân bổ % đóng góp dự án cho các thành viên trong nhóm, ngoại trừ chính họ thì ở bảng tự bao gồm, nhân viên sẽ phân bổ % đóng góp dự án cho các thành viên trong nhóm bao gồm cả họ.
Bảng đánh giá này cũng thường được nhà quản lý sử dụng khi kết thúc dự án, khi nhóm hoàn thành mục tiêu theo tháng, quý, năm. Với mục tiêu đánh giá như vậy, bảng đánh giá sẽ cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cốt lõi như:
- Nhân viên tự đánh giá nỗ lực hoàn thành dự án của họ như thế nào?
- Họ đánh giá nỗ lực của các thành viên còn lại như thế nào?
- Những chia sẻ, giải thích của nhân viên về cách phân bổ định lượng % mức độ đóng góp
Bảng đánh giá làm việc nhóm theo đóng góp của từng thành viên trong nhóm (tự bao gồm) Bạn hãy vui lòng sử dụng bảng đánh giá này để đánh giá sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Bạn có thể cân nhắc đến các yếu tố như sự nỗ lực tham gia, các đóng góp, các ý tưởng, khả năng kết nối cũng như phối hợp của thành viên đối với nhóm. Bạn hãy cố gắng trả lời trung thực nhất có thể, vì đây là một trong những căn cứ quan trọng để công ty đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhóm và từng thành viên trong nhóm. Bạn hãy phân bổ tổng số 100% nỗ lực dự án cho các thành viên trong dự án, bao gồm chính bạn. Ví dụ: Bạn đóng góp 25% nỗ lực dự án; A là 30%; B là 40% còn C là 5%. Phần trăm cao hơn sẽ thuộc về các thành viên có đóng góp dự án cao hơn. Trong trường hợp các thành viên có đóng góp như nhau, điểm số % nên được chia đều cho các thành viên.
1. Bảng phân bổ % nỗ lực đóng góp vào dự án |
||
Thành viên số | Họ tên | % nỗ lực đóng góp vào dự án |
1 | Họ tên của bạn | |
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 | ||
Tổng số | 100% |
Thông tin mở rộng:
- Bạn hãy giải thích cách phân bổ % nỗ lực cao, thấp
- Bạn hãy cung cấp các ví dụ cụ thể để minh họa cho lập luận của bạn
1.8. Bảng đánh giá nhóm làm việc ngang hàng
Một mục tiêu của nhóm có thể cần sự góp sức, phối hợp của rất nhiều các thành viên. Do đó, bảng đánh giá nhóm làm việc ngang hàng sẽ giúp nhà quản lý nhìn nhận được sự đánh giá của nhân viên đối với các thành viên trong nhóm một cách cụ thể, riêng biệt.
Thông thường, nhà quản lý sẽ dùng bảng đánh giá này khi muốn đánh giá sự kết nối, phối hợp hoàn thành công việc giữa các các nhóm trong một dự án.
Bảng đánh giá làm việc nhóm sẽ cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cốt lõi như:
- Đánh giá cụ thể về các thành viên trong nhóm từ góc nhìn của nhân viên
- Những giải thích, lập luận của họ cho việc đánh giá
Bảng đánh giá nhóm làm việc ngang hàng
Trong khoảng trống của các ô bên dưới, bạn hãy đánh giá trung thực, chính xác về công việc của từng thành viên trong nhóm của bạn. |
|
Tên thành viên
1. Thành viên này có hoàn thành nhiệm vụ được giao không? (Có / Không) 2. Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng công việc của nhân sự này? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 4. Về tổng thể, bạn đánh giá xếp hạng đóng góp của nhân sự với dự án như thế nào? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 5. Bạn có muốn làm việc với người này thêm 1 lần nào nữa không? (Có / Không) 6. Bạn hãy giải thích lý do hay cung cấp các ví dụ minh họa để chứng minh lập luận, đánh giá của mình: |
Tên thành viên
1. Thành viên này có hoàn thành nhiệm vụ được giao không? (Có / Không) 2. Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng công việc của nhân sự này? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 4. Về tổng thể, bạn đánh giá xếp hạng đóng góp của nhân sự với dự án như thế nào? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 5. Bạn có muốn làm việc với người này thêm 1 lần nào nữa không? (Có / Không) 6. Bạn hãy giải thích lý do hay cung cấp các ví dụ minh họa để chứng minh lập luận, đánh giá của mình: |
Tên thành viên
1. Thành viên này có hoàn thành nhiệm vụ được giao không? (Có / Không) 2. Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng công việc của nhân sự này? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 4. Về tổng thể, bạn đánh giá xếp hạng đóng góp của nhân sự với dự án như thế nào? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 5. Bạn có muốn làm việc với người này thêm 1 lần nào nữa không? (Có / Không) 6. Bạn hãy giải thích lý do hay cung cấp các ví dụ minh họa để chứng minh lập luận, đánh giá của mình: |
Tên thành viên
1. Thành viên này có hoàn thành nhiệm vụ được giao không? (Có / Không) 2. Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng công việc của nhân sự này? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 4. Về tổng thể, bạn đánh giá xếp hạng đóng góp của nhân sự với dự án như thế nào? (Kém / Trung bình / Khá / Tốt) 5. Bạn có muốn làm việc với người này thêm 1 lần nào nữa không? (Có / Không) 6. Bạn hãy giải thích lý do hay cung cấp các ví dụ minh họa để chứng minh lập luận, đánh giá của mình: |
2. Cách xây dựng bảng đánh giá làm việc nhóm
Khi xây dựng bảng đánh giá làm việc nhóm, nhà quản lý có thể tham khảo 5 bước thực hiện tuần tự dưới đây.
Bước 1: Lập kế hoạch
Ở bước lập kế hoạch này, nhà quản lý cần phải xác định được mục tiêu, kết quả cần đạt được và thời gian tiến hành đánh giá. Một đợt đánh giá không có kế hoạch rõ ràng, hướng tới một mục tiêu cụ thể nào đó sẽ không mang lại cho nhà quản lý hay cho công ty lợi ích nào. Ngược lại, quá nhiều đánh giá sẽ khiến nhân viên mất thời gian và thậm chí là không yên tâm làm việc.
Khi lập kế hoạch đánh giá, bạn nên đảm bảo các tiêu chí như:
- Mục tiêu đánh giá cần rõ ràng và được truyền thông cụ thể tới từng nhân viên tham gia đánh giá. Nhà quản lý nên đánh giá đúng tầm quan trọng của việc đánh giá nhóm. Nhân viên sẽ có lo lắng rằng công ty tiến hành đánh giá để dùng làm căn cứ điều chỉnh hay có sự thay đổi nhân sự, lương thưởng, phúc lợi cho nhóm, cho từng nhân viên.
- Kết quả cần đạt được chỉ rõ dùng để làm gì, sẽ đem lại lợi ích gì cho công ty, cho nhóm và cho từng nhân viên
- Thời gian tiến hành đánh giá cần được bố trí phù hợp theo mục tiêu và kết quả cần đạt được, phù hợp với thời gian nhân viên có thể tham gia đánh giá.
Bước 2: Xác định đối tượng và số lượng cần đánh giá
Nguyên tắc của việc xác định đối tượng và số lượng cần đánh giá là:
- Chuẩn xác về đối tượng cần đánh giá
- Đảm bảo đủ về số lượng cần đánh giá
Không phải càng nhiều người tham gia đánh giá thì kết quả càng chính xác. Điều quan trọng hơn là người tham gia đánh giá cần được xác định đúng, phù hợp.
Ví dụ: Để đánh giá về đóng góp của từng thành viên trong nhóm theo dạng tự loại trừ hay tự bao gồm thì người tham gia đánh giá bắt buộc phải là thành viên trong nhóm. Nếu không phải là thành viên trực tiếp tham gia nhóm thì họ sẽ rất khó để đánh giá được chuẩn xác mức độ đóng góp, nỗ lực của thành viên khác đối với dự án.
Bước 3: Xác định cách thức đánh giá
Có nhiều phương pháp đánh giá và hình thức câu hỏi khác nhau. Bạn không nên quá phụ thuộc hay áp dụng y nguyên các cách thức đánh giá theo mẫu về phương pháp hay hình thức câu hỏi.
Bởi vì, lý thuyết về đánh giá làm việc nhóm rất tĩnh tại, cố định còn thực tế doanh nghiệp thì vô cùng sống động, phong phú và linh hoạt. Bạn nên tham khảo mẫu đánh giá và tinh chỉnh, xác định cách thức đánh giá phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
Bạn có thể đặt ra các câu hỏi và tìm cách giải quyết như:
- Với tình hình, thực tế doanh nghiệp hiện nay thì phương pháp đánh giá nào là phù hợp?
- Hình thức câu hỏi có cần bổ sung, tinh chỉnh chi tiết nào không?
Điều cốt lõi ở đây là mục tiêu đánh giá làm việc nhóm của bạn là gì? Trên cơ sở xác định được mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ tìm ra được các cách thức đánh giá phù hợp, cũng như một lối đi để tiến về mục tiêu.
Bước 4: Xây dựng bảng đánh giá, sắp xếp thứ tự câu hỏi
Sau khi đã xác định được cách thức đánh giá phù hợp, bạn có thể tham khảo mẫu bảng đánh giá làm việc nhóm ở phần 1 bài viết này để xây dựng bảng đánh giá và sắp xếp thứ tự câu hỏi.
Tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp, từng nhóm, từng nhân viên mà bạn có thể xây dựng bảng đánh giá và thứ tự câu hỏi phù hợp nhất.
Bước 5: Tổng hợp kết quả, định hướng phát triển
Bảng đánh giá chỉ có thể cung cấp cho bạn các dữ liệu. Muốn dữ liệu trở nên hữu ích thì bạn cần tổng hợp kết quả để dữ liệu chuyển hóa thành thông tin. Từ thông tin có căn cứ rõ ràng thông qua đánh giá bạn mới có thể định hướng phát triển cho doanh nghiệp, cho nhóm của mình.
Ví dụ: Thông qua đánh giá, bạn nhận thấy có đến 80% nhân viên đánh giá năng lực, khả năng đóng góp của nhân viên C chỉ ở mức 5%. Mức đóng góp này là rất thấp. Từ đó, bạn có thể tìm hiểu, trao đổi thêm với C để tìm hiểu nguyên nhân, lên phương án đào tạo, cải thiện hiệu suất cho C. Hoặc bạn cũng có thể chấm dứt hợp đồng làm việc đúng pháp luật với C.
3. Những lưu ý khi thiết lập bảng đánh giá làm việc nhóm
Bảng đánh giá có chuẩn xác thì quá trình thực hiện bảng đánh giá kết quả công việc, làm việc nhóm mới chuẩn xác, tránh được các vướng mắc, phát sinh không đáng có. Bạn có thể tham khảo những lưu ý khi thiết lập bảng đánh giá làm việc nhóm sau:
- Tùy biến tiêu chí đánh giá để có bảng đánh giá hợp: Tiêu chí đánh giá cần phụ thuộc vào đối tượng, mục đích đánh giá. Do đó, nhà quản lý có thể tùy vào mục đích đánh giá của mình để chọn ra tiêu chí đánh giá phù hợp.
- Xây dựng thang điểm/ mức đánh giá cho từng tiêu chí: Thang điểm, mức độ đánh giá cho từng tiêu chí được thiết lập phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng thống kế dữ liệu sau đánh giá để chuyển hóa thành thông tin đánh giá hữu ích. Do đó, ngay từ đầu khi thiết lập bảng đánh giá bạn hãy cố gắng xây dựng thang điểm, trọng số phù hợp cho từng tiêu chí.
- Cấu trúc bảng đánh giá: Một bảng đánh giá làm việc nhóm có thể được xây dựng theo cấu trúc lần lượt như sau: Tên bảng đánh giá / Thông tin người hoặc phòng ban được đánh giá / Bảng hỏi đánh giá. Bạn hãy lưu ý thiết lập cấu trúc nhóm câu hỏi gọn gàng, hợp logic, dễ hiểu, tránh các nhầm lẫn, khó hiểu khi triển khai đánh giá.
- Lưu ý khi sử dụng câu hỏi trong bảng đánh giá: Để thu nhận được chính xác, đa dạng thông tin đánh giá, nhà quản lý nên thiết lập linh hoạt câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nếu như câu hỏi đóng giúp bạn có thông tin định lượng, chính xác thì câu hỏi mở giúp bạn cảm nhận được tư duy, tính cách và khả năng thuyết phục của người được đánh giá.
- Hình thức bảng đánh giá: Bảng đánh giá của bạn sẽ được tiến hành theo hình thức offline hay online? Hình thức offline (in bảng đánh giá ra giấy và thống kê thủ công) sẽ phù hợp với những nhóm làm việc ít hoặc hạn chế trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin, máy tính. Còn hình thức online (Google Forms…) sẽ giúp bạn thuận tiện trong triển khai đánh giá, dễ dàng thống kế dữ liệu, lập bảng báo cáo tổng quan…
***
Trên đây, bạn đã cùng VNOKRs tìm hiểu về 8 mẫu bảng đánh giá làm việc nhóm dành cho nhà quản lý. Đánh giá chuẩn xác về nỗ lực, hiệu quả làm việc của nhóm sẽ giúp nhà quản lý có thêm căn cứ để định hướng phát triển, để điều chỉnh hoạt động của nhóm.
Mục tiêu cốt lõi của đánh giá là để giúp nhóm có kết quả, hiệu suất làm việc tốt hơn. Vì vậy, các nhà quản lý cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể đánh giá chính xác công việc cũng như thúc đẩy hiệu suất và động lực làm việc của nhân viên.
Nếu bạn cần thêm thông tin hay tư vấn về biểu mẫu đánh giá, bạn có thể liên hệ với VNOKRs.
CÔNG TY TNHH J.O.H.N Capital
- Số điện thoại liên hệ: 0904.2323.69
- Email hỗ trợ: [email protected]
- Địa chỉ công ty: 25 Nam Đồng, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
- Link phần mềm: https://okrs.vn/phan-mem-okrs
- Link blog: https://blog.okrs.vn/
- Link website: https://okrs.vn/
Pingback: 9 lợi ích và ý nghĩa của làm việc nhóm với doanh nghiệp