17+ Mẫu OKRs cho nghiên cứu sản phẩm hay nhất 2021
17+ Mẫu OKRs cho nghiên cứu sản phẩm hay nhất 2021
Tư vấn chuyên môn:
Tác giả: Tạ Hoàng An
Ngày cập nhật: 02/10/2020
Trong một công ty, Bộ phận Kinh doanh, hay Nhân sự… đều có thể viết OKRs khá dễ dàng. Tuy nhiên, mẫu OKRs cho nghiên cứu sản phẩm lại khó viết hơn do đặc thù công việc của team nghiên cứu/phát triển sản phẩm. Hãy cùng VNOKRstìm hiểu về mẫu OKRs cho bộ phần này qua bài viết sau.
Lưu ý: Các mẫu OKRs chỉ mang tính chất tham khảo, để thiết lập được bộ OKRs phù hợp cho cá nhân cần phải dựa vào bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.
1. Lưu ý về OKRs cho nhóm phát triển sản phẩm
Khi xây dựng mẫu OKRs cho nhóm nghiên cứu sản phẩm, bạn cần lưu ý xác định các câu hỏi thường gặp và xác định nhiệm vụ của team sản phẩm.
Xác định các câu hỏi thường gặp
Qua thực tế triển khai OKRs cho team sản phẩm, chúng ta có thể thấy các câu hỏi thường gặp như sau:
Làm thế nào để viết OKRs quản lý sản phẩm tốt?
Các mục tiêu của team sản phẩm nên hướng tới điều gì?
Có thể thiết lập nhiều KRs không?
Ví dụ tốt nhất về OKRs quản lý sản phẩm là gì?
Chúng ta nên đo lường điều gì trong OKRs của team sản phẩm?
Xác định nhiệm vụ của team sản phẩm
Để giúp nhân viên của mình trả lời các câu hỏi trên, bạn cần xác định nhiệm vụ của team sản phẩm. Đó là: nghiên cứu sản phẩm có thể giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và khách hàng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm đó.
Thành viên team sản phẩm cần hiểu rõ thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu của công ty đang nghĩ gì, cần gì, muốn gì. Từ cơ sở thấu hiểu khách hàng, team sản phẩm mới có thể tạo ra, tích hợp được các tính năng mới vào sản phẩm đáp ứng, giải quyết được các vấn đề khách hàng đang quan tâm.
Mặt khác, team sản phẩm cũng cần đảm bảo các quyết định phát triển sản phẩm đang nằm trong chiến lược kinh doanh của công ty. Một sản phẩm được làm ra dù có tốt đến đâu nhưng không phù hợp chiến lược kinh doanh của công ty cũng khó thành công.
Ví dụ:
Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 này, chiến lược kinh doanh của công ty chuyển hướng từ thị trường nước ngoài sang thị trường nội địa.
Điều đó dẫn đến, các sản phẩm mới trong giai đoạn này cũng cần hướng tới giải quyết các vấn đề khách hàng trong nước đang quan tâm.
Một điều quan trọng khác team sản phẩm cần làm đó là luôn nỗ lực nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm. Thị trường và khách hàng luôn biến đổi, luôn có những nhu cầu mới. Nếu team sản phẩm cứ đóng khung suy nghĩ, cách làm của mình theo các khuôn mẫu thành công trong quá khứ thì ở các giai đoạn tiếp theo, sản phẩm có thể sẽ gặp tình trạng bị chững lại hoặc thậm chí không còn phù hợp với thị trường và khách hàng nữa.
Từ nhiệm vụ của team sản phẩm như trên, chúng ta có thể chia nhỏ chu kỳ nghiên cứu sản phẩm theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu người dùng
Bước 2: Thiết kế và phát triển
Bước 3: Ra mắt sản phẩm
Bước 4: Cải thiện các chỉ số (ví dụ như chuyển đổi, kích hoạt, giữ chân khách hàng, giới thiệu, doanh thu…)
Bước 5: Nâng cấp nhóm (ví dụ như cải thiện tốc độ phân phối, sự hài lòng, quy trình nội bộ của nhóm)
Trên cơ sở hiểu về nhiệm vụ của team nghiên cứu sản phẩm như trên, chúng ta sẽ tìm hiểu một số mẫu OKRs ở phần tiếp theo.
2. 17+ mẫu OKRs cho nghiên cứu sản phẩm
2.1. Nghiên cứu người dùng
Trong quá trình nghiên cứu người dùng, nhiệm vụ chính của team là xác định, hiểu được những vấn đề người dùng đang gặp phải là xác định mức độ phù hợp với khách hàng mà sản phẩm của team đang cung cấp.
Thời điểm này, team sẽ tập trung vào các hoạt động như: khảo sát, phỏng vấn người dùng; thử nghiệm và xem xét mức độ phù hợp của các tính năng mới của sản phẩm; xem xét mức độ phù hợp của các ý tưởng trong thực tế sử dụng sản phẩm của khách hàng…
o
Đo lường mức độ phù hợp của giải pháp sản phẩm đối với vấn đề của khách hàng.
kr1
Xác định ít nhất 5 giả thuyết giải quyết vấn đề của khách hàng mỗi tháng.
kr2
Tiến hành thử nghiệm ít nhất 1 giải pháp mới để giải quyết vấn đề của khách hàng mỗi tháng.
kr3
Thực hiện ít nhất 20 cuộc phỏng vấn khách hàng mục tiêu mỗi tháng để xác định mức độ phù hợp của giải pháp với vấn đề của khách hàng.
o
Khẩn trương thử nghiệm tính năng sản phẩm mới với người dùng mục tiêu.
kr1
Thực hiện ít nhất 15 cuộc phỏng vấn khách hàng mục tiêu đã sử dụng tính năng mới của sản phẩm mỗi tháng.
kr2
100% khách hàng mục tiêu trải nghiệm tính năng sản phẩm mới được bộ phận Chăm sóc khách hàng gửi email cảm ơn sau khi kết thúc trải nghiệm.
kr3
Tổng kết các ý kiến của người dùng để xem xét tích hợp vào tính năng sản phẩm mới vào định kỳ ngày 20 hàng tháng.
o
Thấu hiểu thói quen sử dụng của khách hàng mục tiêu.
kr1
Thực hiện 1,000 khảo sát về thói quen sử dụng của khách hàng mục tiêu trong tháng 9/2020.
kr2
Phỏng vấn trực tiếp 25 người chưa từng sử dụng sản phẩm để đánh giá mức độ dễ sử dụng của sản phẩm trong tháng 9/2020.
kr3
Triển khai việc dùng thử sản phẩm đối với 100 khách hàng trong tháng 9/2020.
2.2. Thiết kế & phát triển
Ở giai đoạn thiết kế và phát triển sản phẩm, team sản phẩm sẽ chuyển từ các ý tưởng sang việc xây dựng tính năng mới tích hợp vào sản phẩm.
o
Khẩn trương tích hợp tính năng mới vào sản phẩm.
kr1
Tăng nhân sự team sản phẩm từ 30 lập trình viên lên ít nhất 40 lập trình viên trong tháng 9/2020.
kr2
Giảm chỉ số lỗi trên mỗi tính năng từ 1,7 xuống 1,0.
kr3
Team kiểm thử tiến hành kiểm thử tính năng sản phẩm ngay sau khi team sản phẩm xây dựng xong, chậm nhất sau 4 tiếng đồng hồ.
o
Gia tăng hiệu suất làm việc của team sản phẩm.
kr1
Áp dụng các chỉ số hiệu suất cho team sản phẩm ngay trong tháng 9/2020.
kr2
Áp dụng chính sách thưởng cho các ý tưởng gia tăng hiệu suất làm việc của team sản phẩm.
kr3
Tổ chức brainstorming team sản phẩm định kỳ mỗi tháng một lần vào thứ 6 cuối cùng của tháng.
kr4
Triển khai các công cụ tự động hóa hỗ trợ, giúp giảm thời gian lập trình sản phẩm.
o
Tích hợp các tính năng mới đem lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
kr1
100% tính năng mới cần đáp ứng, giải quyết được vấn đề khách hàng đang quan tâm.
kr2
Đánh giá ít nhất 5 sản phẩm của đối thủ cạnh tranh định kỳ vào cuối mỗi tháng.
kr3
Triển khai phiên bản cloud cho sản phẩm trong tháng 9/2020.
2.3. Ra mắt sản phẩm
Đây là giai đoạn đưa sản phẩm chính thức ra mắt công chúng, đưa vào thị trường.
o
Gây được tiếng vang dư luận về buổi ra mắt sản phẩm.
kr1
Kiểm tra kỹ lưỡng các tính năng sản phẩm trước 1 ngày ra mắt sản phẩm.
kr2
Ít nhất 15 báo, trang tin điện tử đưa tin về sản phẩm sau ngày ra mắt.
kr3
Sự kiện ra mắt sản phẩm thu hút ít nhất 1,000 người tham gia trực tiếp.
kr4
Sự kiện ra mắt sản phẩm thu hút ít nhất 10,000 người xem qua các nền tảng online.
o
Ra mắt thành công sản phẩm phiên bản 2.0.
kr1
Tỷ lệ đăng ký chuyển đổi từ phiên bản 1.0 lên 2.0 của khách hàng cũ đạt tối thiểu 1,000 khách hàng sau 1 tuần ra mắt sản phẩm.
kr2
Tỷ lệ đăng ký mua sản phẩm phiên bản 2.0 đạt tối thiểu 3,000 khách hàng sau 1 tuần ra mắt sản phẩm.
kr3
Doanh thu trong 1 tháng đầu ra mắt sản phẩm đạt tối thiểu 50,000 USD.
o
Gia tăng đánh giá tích cực về sản phẩm trên các nền tảng online sau buổi ra mắt sản phẩm.
kr1
Cải thiện chỉ số đánh giá trên Google Play từ 4.0 lên ít nhất 4.5 sau 1 tuần ra mắt sản phẩm.
kr2
Cải thiện chỉ số đánh giá trên Google Play từ 4.0 lên ít nhất 4.5 sau 1 tuần ra mắt sản phẩm.
kr3
Video giới thiệu sản phẩm trên kênh Youtube đạt tối thiểu 5,000 like sau 1 tuần ra mắt sản phẩm.
kr4
Video giới thiệu sản phẩm trên Fanpage đạt tối thiểu 10,000 like sau 1 tuần ra mắt sản phẩm.
Ra mắt sản phẩm là giai đoạn quan trọng chính thức đưa sản phẩm vào thị trường.
2.4. Cải thiện các chỉ số
Sau khi phát hành sản phẩm, bạn nên quan tâm đến việc cải thiện các chỉ số của sản phẩm. Ví dụ như chuyển đổi, kích hoạt, giữ chân khách hàng, giới thiệu, doanh thu…). Bạn cần xác định điều gì, chỉ số nào là quan trọng nhất đối với sản phẩm của bạn vào từng giai đoạn. Sau đó, bạn tập trung vào 1 – 2 chỉ số trong một khoảng thời gian xác định.
o
Đơn giản hóa việc giới thiệu người dùng mới.
kr1
Giảm quy trình đăng ký trải nghiệm sản phẩm từ trung bình 5 phút xuống còn dưới 3 phút, trước 15/9/2020.
kr2
riển khai việc đặt link cài đặt sản phẩm đồng bộ trên Google Play, App Store, Website, Fanpage, Youtube, trên các nền tảng online khác của công ty, trước 15/9/2020.
kr3
Triển khai việc tặng voucher quà tặng online cho khách hàng giới thiệu thành công khách hàng mới, trước 15/9/2020.
o
Gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩm.
kr1
Áp dụng chính sách khuyến mãi cho khách hàng nâng cấp sản phẩm từ phiên bản 1.0 lên 2.0 từ 1/9/2020 đến hết 30/9/2020.
kr2
Khắc phục các vấn đề lỗi sản phẩm khách hàng phản ánh trong tháng 8 xong trước 15/9/2020.
kr3
Thiết kế thư cảm ơn khách hàng đóng gói cùng sản phẩm.
o
Cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
kr1
Giảm 10% số lượt yêu cầu hỗ trợ khắc phục lỗi sản phẩm trong tháng 9/2020.
kr2
Gia tăng 15% đánh giá tích cực về sản phẩm trên Fanpage trong tháng 9/2020.
kr3
Áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên trong tháng 9/2020.
o
Cải thiện chỉ số hiệu suất của sản phẩm.
kr1
Loại bỏ 85% lỗi ngay trong tháng 9/2020.
kr2
Tích hợp 2 công cụ mới vào sản phẩm để cải thiện hiệu suất sử dụng.
kr3
Giảm thời gian độ trễ thao tác sản phẩm từ 0,5s xuống còn 0,2s.
Cải thiện sản phẩm đem lại trải nghiệm và sự đánh giá sản phẩm tốt nhất từ khách hàng của bạn.
2.5. Nâng cấp nhóm
Nâng cấp nhóm là giai đoạn team sản phẩm phát triển, cải tiến chất lượng, quy trình nội bộ để hướng tới các giai đoạn nghiên cứu sản phẩm tiếp theo.
o
Tăng cường đào tạo, chia sẻ kiến thức sản phẩm trong team.
kr1
Tối thiểu mỗi tuần, nhân sự team sản phẩm cần dành 4 tiếng brainstorming về tính năng sản phẩm mới.
kr2
Tối thiểu mỗi tháng, team sản phẩm cần tổ chức 1 buổi đào tạo, workshop chia sẻ về sản phẩm.
kr3
Tuyển dụng thêm 3 thực tập sinh cho team sản phẩm.
o
Chia sẻ kiến thức của team sản phẩm với cộng đồng.
kr1
Trung bình mỗi tuần team sản phẩm xuất bản 1 bài viết liên quan, giới thiệu về sản phẩm mới trên website công ty.
kr2
Lãnh đạo team sản phẩm tối thiểu 1 quý cần có 1 bài chia sẻ, thuyết trình tại các trường đại học chuyên ngành liên quan đến sản phẩm.
kr3
Team sản phẩm tham gia Hội chợ công nghệ cao tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9/2020.
o
Cải thiện sự gắn kết, sự hài lòng với công việc của các thành viên trong team sản phẩm.
kr1
Sắp xếp 1 buổi diễn giả chia sẻ truyền động lực, phát triển kỹ năng công việc định kỳ cuối mỗi tháng.
kr2
Tiến hành khảo sát ý kiến các thành viên trong team về các vấn đề phát sinh trong công việc cần cải tiến, thay đổi trong tháng 9/2020.
kr3
Áp dụng chính sách tặng cổ phần công ty cho những thành viên gắn bó trên 5 năm với công ty.
o
Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ nhân sự team sản phẩm.
kr1
Định kỳ cuối mỗi tháng, lãnh đạo team sản phẩm thống nhất cùng phòng nhân sự về số lượng và vị trí nhân sự cần tuyển.
kr2
100% nhân sự team sản phẩm cần có 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
kr3
Lựa chọn 20% nhân sự vào danh sách đào tạo tập trung, phát triển thành nhân sự key trong 3 năm tiếp theo.
Lời kết,
Trên đây, VNOKRs đã cùng bạn tìm hiểu mẫu OKRs cho nghiên cứu sản phẩm. Đặc thù của team nghiên cứu sản phẩm khiến việc quản lý mục tiêu không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với việc phân định chu kỳ nghiên cứu và các mẫu OKRs như trên, VNOKRs hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới để phát triển team sản phẩm của mình.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.