Câu chuyện của Conando
Thoát hoàn toàn khỏi sự hoang mang, bế tắc trong thực hiện chiến lược, Công ty CP Truyền thông và Công nghệ Conado đã biết cách để biến ý tưởng của CEO thành những hành động thực thi xuất sắc và X6 doanh số trong 2 năm Covid sau khi áp dụng OKRs.
*
Làm thế nào để biến những ý tưởng lớn trở thành những hành động thực thi xuất sắc luôn là điều trăn trở của hầu hết các CEO. Và với anh Đoàn Thanh (CEO Conando) cũng không phải là một ngoại lệ. CEO của Conando đã mất 3 năm loay hoay tìm kiếm cách thức để giúp hiện thực hóa những chiến lược kinh doanh của mình nhưng không hề có kết quả cho đến khi áp dụng OKRs.
“Những ý tưởng thì rất dễ dàng. Thực thi mới là tất cả mọi thứ” – John Doerr
Trong một cuộc trò chuyện cùng với VNOKRs, anh Đoàn Thanh đã có những chia sẻ rất ý nghĩa về quá trình tìm kiếm phương pháp quản trị bài bản cho doanh nghiệp và những kết quả tăng trưởng mà Conando đã nhận được sau 10 chu kỳ áp dụng OKRs.
Chào anh Đoàn Thanh, anh có thể giới thiệu qua một chút về công ty và lý do Conando tìm đến áp dụng OKRs được không ạ?
Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando được thành lập vào năm 2016 tại TP Đà Nẵng, là một doanh nghiệp chuyên về tư vấn giải pháp Marketing với quy mô 60 nhân sự. Conando bắt đầu áp dụng OKRs vào năm 2019 sau 3 năm thành lập và đến nay đã áp dụng được 10 chu kỳ OKRs.
Quan điểm của mình đó là “con người đi trước, công việc theo sau” do vậy Conando rất chú trọng vào việc tìm kiếm những người có năng lực, khát vọng phát triển để cùng nhau xây dựng doanh nghiệp.
Trọng tâm của bên mình là tập trung vào phát triển con người, quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân sự. Mục tiêu của công ty trước tiên là xây dựng đội ngũ, từ đội ngũ vững chắc sẽ xây dựng được doanh nghiệp vững mạnh.
Tuy nhiên trong 3 năm đầu xây dựng doanh nghiệp và phát triển đội ngũ thì có rất nhiều thứ cần thực hiện và công ty thực sự bị rối. Công việc chủ yếu đến từ các ý tưởng nảy sinh ra trong đầu của CEO sau đó được đưa xuống dưới để thực hiện nhưng lại không có một định hướng cụ thể nên mọi thứ trở nên rất hỗn loạn, có quá nhiều thứ mình muốn làm, mà bản thân lại không biết nên làm việc gì trước, việc gì sau. Cả công ty luôn phải bận rộn mà không mang lại nhiều kết quả.
Mình phát hiện ra công ty thiếu một hệ thống xuyên suốt để cả tổ chức đồng lòng thực hiện. Mình bắt đầu tập trung nghiên cứu và may mắn là đọc được một số bài viết của OKRs Coach Mai Xuân Đạt về OKRs thực sự bị thu hút và sau đó quyết tâm tìm hiểu để áp dụng OKRs.
Anh có thể chia sẻ kỹ hơn về quá trình đưa OKRs vào doanh nghiệp và mất bao lâu để nhận ra giá trị của OKRs đối với doanh nghiệp của mình.
Sau khi tìm hiểu kỹ hơn về OKRs thông qua những kiến thức từ VNOKRs chia sẻ và sự cố vấn của OKRs Coach Mai Xuân Đạt, mình nhận thấy rằng OKRs là một phương pháp có thể giải quyết được các vấn đề trong doanh nghiệp của mình nên đã họp toàn bộ nhân sự và làm một buổi Workshop để giới thiệu và giúp mọi người trong công ty tìm hiểu về OKRs.
Trong quá trình làm workshop mình nhận ra rằng OKRs không chỉ đơn thuần là một phương pháp quản trị. OKRs giống như một khung tư duy về quản trị và đằng sau nó là những giá trị rất to lớn như là sự minh bạch, trách nhiệm, liên kết xuyên suốt giữa toàn bộ thành viên trong tổ chức.
Nhận thấy tầm quan trọng và những giá trị to lớn của OKRs, sau khi kết thúc buổi workshop mình rất quyết tâm để đưa OKRs vào áp dụng trong doanh nghiệp và tuyên bố với toàn thể công ty:
“Có thể chúng ta áp dụng OKRs hoặc không phải OKRs nhưng những giá trị nằm sau nó là những thứ chúng ta chắc chắn phải áp dụng và sẽ là chìa khóa giúp công ty phát triển mạnh mẽ”
Bí Mật của top 1% doanh nghiệp Fortune 500 tăng trưởng đột phá x3-x10 so với công ty cùng ngành với hệ thống vận hành tự động >90%, trong khi vẫn duy trì an toàn và bền bỉ và giữ vững vị trí trong suốt 10-30 năm kế tiếp?
Khám phá bí quyết giúp họ triển khai OKRs với tốc độ x3-x5 so với các công ty đồng cấp với 1 sự ổn định và tương thích đáng kinh ngạc.
Ngay từ đầu Conando đã định hình được những giá trị cốt lõi để giúp tất cả mọi người hiểu về hệ giá trị của tổ chức, đều tin tưởng và làm theo. Tuy nhiên những giá trị cốt lõi của Conando lại không chảy đều được trong toàn bộ tổ chức, các vị trí quản lý cấp cao thì có thể hiểu rõ về giá trị cốt lõi nhưng đến cấp nhân viên các giá trị đó lại bị mờ nhạt.
Nhờ vào tính minh bạch của OKRs xuyên suốt trong doanh nghiệp hệ giá trị của tổ chức được thể hiện rõ nét hơn đến cả các cấp nhân viên, toàn bộ tổ chức thấm nhuần và hiểu được giá trị của doanh nghiệp chứ không chỉ còn dừng lại ở các quản lý cấp cao.
Một trong những giá trị cốt lõi của Conando là sự chủ động, tại thời điểm đầu hình thành doanh nghiệp, công ty chỉ có 5 người thì ai cũng là người rất chủ động, trách nhiệm với công việc của mình, mục tiêu cũng được truyền đạt rõ ràng nên ai cũng hiểu được cần tập trung vào điều gì.
Tuy nhiên khi tổ chức phát triển lên với nhiều nhân sự hơn việc truyền đạt mục tiêu trở nên khó khăn, mặc dù CEO có thể hoạch định mục tiêu và đưa ra được tầm nhìn của công ty nhưng khi truyền đạt lại thì mọi người đều không hiểu. Khi áp dụng OKRs mục tiêu trong công ty được xuyên suốt, toàn bộ mục tiêu được minh bạch, mọi người ai cũng hiểu mục tiêu của tổ chức và chủ động với mục tiêu, công việc của mình.
Thời điểm hiện tại OKRs đã đóng góp được những gì vào kết quả hoạt động kinh doanh của Conando?
OKRs đã đóng góp khá nhiều vào hiệu quả công ty hiện tại. Quan điểm của mình cho rằng OKRs không phải là tất cả, không phải là một phương thuốc để ngay lập tức giúp cho một doanh nghiệp thành công. Nhưng một doanh nghiệp đã có sẵn giá trị cốt lõi cộng với OKRs sẽ đi nhanh hơn và bền vững hơn.
Ngay từ đầu mình đã hướng tới xây dựng một doanh nghiệp bài bản, nhưng lại không có phương pháp để đưa những ý tưởng vào việc vận hành thực tế. Nhờ có OKRs giúp Conando định hình được tương lai, OKRs giống như là một phương tiện để chở công ty đến những mục tiêu lớn lao nhanh hơn.
Khi đưa OKRs vào áp dụng thì mọi mục tiêu của công ty đều rõ đường hướng, mọi người sẽ biết được trong quý này chúng ta cần tập trung vào điều gì. Cả tổ chức trở thành một thể thống nhất, từng bước đi của Conando được chắc chắn hơn, không cần phải hoang mang lo sợ rằng còn nhiều việc cần phải giải quyết.
Nhờ vào OKRs mà Conando luôn có một mô hình để triển khai kế hoạch công việc theo từng quý giúp cho việc thực thi trở nên chắc chắn hơn. Tập trung được 100% sức mạnh của tổ chức từ đó mà kết quả kinh doanh cũng có sự tăng trưởng, cụ thể doanh số năm 2021 tăng trưởng gấp 3 lần so với năm 2019 và đến năm 2021 doanh số tăng gấp 6 lần sau 10 chu kỳ OKRs.
Anh nhận thấy đâu là điểm khác biệt nhất ở công ty trước và sau khi áp dụng OKRs?
Điểm khác biệt đầu tiên đó là công ty có kế hoạch bài bản, rõ ràng hơn. Trước khi áp dụng OKRs, công ty cũng lập kế hoạch theo tháng để thực hiện nhưng chủ yếu là thực hiện theo cảm tính, CEO muốn triển khai điều gì thì giao xuống cho nhân viên mà không có định hướng rõ ràng nên thường không đạt hiệu quả.
Sau khi áp dụng OKRs, từ CEO trở xuống đến nhân viên ai cũng có mục tiêu của riêng mình, đi kèm với đó là có những kết quả chính và những kế hoạch triển khai cụ thể. Từ đó tạo ra thành một hệ thống công việc rõ ràng.
Điểm thứ hai mình nhận thấy đó là sự chủ động và trách nhiệm của mọi người với công việc. Theo mình, OKRs không chỉ tác động ở quy mô doanh nghiệp mà còn tác động ở cấp độ cá nhân, mỗi người đều biết cách tổ chức công việc của họ để đóng góp cho những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Mỗi người khi tự nắm bộ OKRs của riêng mình họ sẽ rất có trách nhiệm. Việc check-in OKRs giúp cho nhân viên bám sát bộ OKRs hơn, họ được tập trung hoàn toàn vào công việc và chủ động tìm kiếm giải pháp để đạt được những mục tiêu của mình mà người quản lý không cần nhắc nhở hay đốc thúc. Điều này giúp cho những người Quản lý không cần phải đi vào chi tiết công việc và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Bản thân CEO cũng không phải bận rộn để nghĩ việc cho nhân viên nữa có nhiều thời gian cho cuộc sống cá nhân. Hiện tại sau khi áp dụng OKRs được 10 chu kỳ, mình đã có thể để công ty tự vận hành và tăng trưởng vài chục phần trăm một năm mà CEO hầu như không cần phải làm gì.
Có được sự tự tin như vậy là do bên mình đã có sẵn văn hoá doanh nghiệp và tầm nhìn dài hạn, cùng với OKRs những giá trị cốt lõi của công ty càng được đẩy mạnh lên cao và giúp công ty có một hệ thống vận hành xuyên suốt. Có thể nói Conando gặp được OKRs giống như “Cá gặp nước” vậy.
Anh có thể chia sẻ một vài điều đến các doanh nghiệp đang tìm hiểu về OKRs để giúp mọi người có thêm sự tự tin và động lực để áp dụng OKRs được không?
Theo mình chúng ta cần phải rõ ràng kinh doanh là một sự nghiệp vài chục năm, thậm chí là kéo dài hàng trăm năm và tư duy của mình lúc nào cũng phải con người đi trước công việc theo sau, khi tập trung chú trọng vào con người các doanh nghiệp mới có thể làm được văn hóa đúng và rõ nét từ đó mới có thể làm được nhiều thứ lớn lao hơn.
Nhiều doanh nghiệp khi tìm đến với OKRs thường có băn khoăn lo lắng rằng chất lượng nhân sự của Việt Nam không đủ để đáp ứng triển khai OKRs. Theo mình, để áp dụng được OKRs không phải nằm ở chỗ nhân sự của chúng ta giỏi hay không giỏi. OKRs đơn giản là một phương pháp quản trị mục tiêu vì vậy bất cứ doanh nghiệp nào có mục tiêu thì đều có thể áp dụng được OKRs mà không bị giới hạn bởi quy mô hay tính chất doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp của các bạn chưa có một hệ thống quản trị nào thì OKRs chính là một phương pháp đơn giản nhất mà bạn có thể đưa vào áp dụng trong doanh nghiệp. Hãy luôn quyết tâm thực hiện đến cùng và OKRs sẽ là phát huy hết sức mạnh giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững và bứt phá.
Cảm ơn anh Đoàn Thanh, chúc công ty Conando sẽ liên tục đạt được những mục tiêu tăng trưởng, hiện thực hoá được tầm nhìn dài hạn bằng những hành động thực thi xuất sắc cùng với phương pháp Quản trị mục tiêu OKRs.
VNOKRs