Bộ phận Kinh doanh thường được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ với mục tiêu lớn và chỉ số kinh doanh ấn tượng góp phần quan trọng cho sự phát triển công ty. Vì vậy, hiện nay nhiều công ty đang áp dụng OKRs để quản lý và thúc đẩy động lực cho đội ngũ kinh doanh, tuy nhiên cũng không ít công ty vẫn còn đang loay hoay để xây dựng được bộ OKRs tốt nhất.
Hãy cùng VNOKRs tham khảo các mẫu OKRs cho bộ phận kinh doanh qua bài viết sau để có thể dễ dàng xây dựng được bộ OKRs cho mình.
1. Tại sao bộ phận kinh doanh cũng cần thiết lập OKRs?
Nhân viên kinh doanh ở các công ty thường sẽ có mức sàn doanh thu cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, họ cũng sẽ được thưởng lương mềm, nhận hoa hồng khi ký kết được dự án/hợp đồng mới. Nếu hình dung thì mức sàn doanh thu như chiếc gậy luôn đặt nhân viên kinh doanh vào áp lực cần phải hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh tối thiểu. Còn lương mềm, hoa hồng như những củ cà rốt ở phía trước tạo động lực cho họ tiến lên.
Cây gậy – củ cà rốt, phạt và thưởng song hành cho team kinh doanh đã được nhiều công ty áp dụng. Thông thường, các công ty này sẽ sử dụng luôn mức sàn doanh thu, lương mềm, hoa hồng dự án làm mục tiêu cho nhân viên kinh doanh.
Thực tế như vậy!
Nhưng, chúng ta cũng nhận ra rằng, team kinh doanh cũng cần được thiết lập các mục tiêu và kết quả chính – OKRs cụ thể. Nếu chỉ có thưởng – phạt như trên thì nhân viên sẽ chỉ hiểu rằng họ chỉ cần hoàn thành đủ, đúng, cố gắng đạt được vượt mức một con số nhất định nào đó. Họ sẽ không hiểu mình nên bắt đầu từ đâu, mình có thể đạt được mục tiêu bằng cách nào?
OKRs hoàn toàn có thể giúp bạn vận hành team Kinh doanh hiệu quả hơn. Khi bạn thiết lập O – Mục tiêu, nhân viên của bạn hiểu rõ họ được lãnh đạo kỳ vọng điều gì. Khi bạn thiết lập KRs – Các kết quả chính, nhân viên sẽ hiểu họ cần làm gì để đạt được kết quả. Và khi đạt được kết quả thì họ cũng tiến gần hơn đến với mục tiêu.
Cây gậy – củ cà rốt trong nhiều trường hợp chỉ giúp nhân viên của bạn tiến về phía trước một cách cơ học, máy móc, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Họ có thể sẽ nỗ lực để đảm bảo một vị trí công việc, để kiếm được nhiều tiền, nhận được nhiều hoa hồng hơn. Nhưng với OKRs họ sẽ nỗ lực trong công việc bởi vì họ hiểu, họ thấy được đóng góp của cá nhân, của phòng ban đối với công ty.
Quan trọng hơn, OKRs vạch cho họ một con đường giúp họ hoàn thành mục tiêu. Điều này đặc biệt giá trị với những nhân viên kinh doanh trẻ, mới tham gia vào công ty, chưa có nhiều kinh nghiệm. OKRs kinh doanh hoàn toàn có thể giúp bạn phát triển đội ngũ nhân viên trưởng thành nhanh chóng hơn.
Như vậy, qua phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng bộ phận kinh doanh cũng cần thiết lập OKRs vì những lý do sau:
- 1. OKRs giúp nhân viên hiểu rõ hơn công việc, các mục tiêu, các kỳ vọng của lãnh đạo.
- 2. OKRs giúp nhân viên hiểu rõ cách thức để đạt được mục tiêu đề ra.
- 3. OKRs giúp nhân viên gia tăng động lực làm việc trong thời gian dài.
- 4. OKRs giúp phòng Kinh doanh hoạt động hiệu quả, nhân viên kinh doanh trưởng thành nhanh chóng hơn.
2. Một số mục tiêu cụ thể của bộ phận kinh doanh
1.1 Tăng doanh thu và lợi nhuận
Một trong những mục tiêu cốt lõi của team Kinh doanh là tăng doanh thu, lợi nhuận. Muốn đạt được điều đó, họ có thể tăng quy mô giao dịch trung bình. Thay vì ký nhiều hợp đồng triển khai dự án nhỏ lẻ, với quy mô mỗi dự án khoảng 100 triệu đồng thì nhân viên kinh doanh có thể ký dự án có quy mô lớn hơn từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Quy mô giao dịch trung bình lớn hơn sẽ giúp công ty tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm bớt các nỗ lực, chi phí.
Một cách khác để tăng doanh thu, lợi nhuận là tăng lượng hàng hóa, sản phẩm bán ra. Tức là, thay vì đặt mục tiêu trong 1 quý, nhân viên bán được 10 chiếc ô tô thì nay có thể tăng lên gấp đôi 20 chiếc cho mỗi quý. Điều này sẽ vừa tạo động lực phát triển cho nhân viên vừa mang lại giá trị vượt trội cho doanh nghiệp.
1.2 Tăng số lượng khách hàng
Chiến lược thu hút và tăng số lượng khách hàng luôn đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Đây cũng là lúc bạn thấy rõ vai trò của team Kinh doanh. Như vậy, mục tiêu lúc này là đội ngũ kinh doanh cần tìm ra và đề xuất những phương án hợp lý nhất để tăng số lượng khách hàng của công ty.
Để hoàn thành mục tiêu tăng số lượng khách hàng, phương án “đánh vào túi tiền” người tiêu dùng bằng việc giảm giá sản phẩm một cách thông minh cũng là một bước đi được bộ phận Kinh doanh các công ty thường xuyên lựa chọn.
1.3 Tăng khả năng giữ chân khách hàng
Đối với doanh nghiệp, việc thu hút lượng khách hàng là yếu tố hàng đầu để gia tăng doanh số. Tuy nhiên, việc tăng khả năng giữ chân khách hàng sẽ là cơ hội mở rộng tệp khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
Vậy cần làm gì để đạt mục tiêu tăng khả năng giữ chân khách hàng?
Khách hàng cũ là những người đã được tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Bởi vậy, việc tăng thời gian tương tác và chăm sóc đối với khách hàng hiện tại sẽ giúp tạo ấn tượng tốt để họ tiếp tục duy trì sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời đây cũng là điều kiện để đưa họ tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ mới của chính công ty bạn.
Việc xây dựng một chương trình khách hàng thân thiết sẽ tạo ra cơ hội để doanh nghiệp của bạn duy trì tệp khách hàng cũ và thu hút tệp khách hàng mới với chính những chính sách hấp dẫn khiến họ tin rằng chỉ khi “thân thiết” khách hàng mới được hưởng lợi.
Đồng thời, bộ phận Kinh doanh cũng cần thường xuyên đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng để đề xuất phương án cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tạo ra nhiều trải nghiệm tích cực để giữ chân khách hàng lâu nhất với những gì doanh nghiệp bạn cung cấp.
1.4 Cải thiện quy trình bán hàng
Team Kinh doanh sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi họ được cải thiện quy trình bán hàng. Cải thiện ở đây có thể là tối giản, có thể thêm các bước mới… tất cả đều nhằm mục đích tối ưu hóa quy trình giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Cải thiện hiệu suất công việc bằng cách cải thiện quy trình luôn là một trong những phương án hiệu quả mà bạn nên nghĩ đến đầu tiên. Bởi lẽ, quy trình đúng sẽ giúp nhân viên của bạn đi đúng đường, tránh rủi ro, giảm thời gian chốt giao dịch thành công giúp gia tăng tối đa lợi nhuận cho công ty.
1.5 Phát triển bản thân
Chỉ khi từng cá nhân ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ, hiệu quả hơn thì bộ phận Kinh doanh của bạn mới phát triển bền vững, lâu dài. Nhìn rộng hơn, phát triển đội ngũ kinh doanh có thể khiến bạn tốn nhiều công sức, thời gian nhưng lại là cách đem đến kết quả lâu dài và bền vững nhất cho doanh nghiệp.
Khi hoàn thành được mục tiêu xây dựng được một team gắn kết, nhịp nhàng, làm việc hiệu suất và hiệu quả hơn, bạn sẽ tạo ra được phần gốc với bước đệm vững chắc giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán phát triển ở phần ngọn.
3. 20+ mẫu OKRs cho kinh doanh mới nhất
OKRs có hai dạng là OKRs cam kết và OKRs mở rộng. Trong đó OKRs cam kết đề ra những mục tiêu cần đạt được 100% kết quả. Còn OKRs mở rộng đề ra những mục tiêu khó khăn, khát vọng hơn và việc chỉ đạt được 70% – 80% kết quả cũng được xem là thành công. Bạn có thể khéo léo kết hợp hai dạng OKRs này cho bộ phận Kinh doanh để vừa đạt được các mục tiêu cốt lõi vừa tiến xa hơn với các mục tiêu tham vọng.
Cấp nhân viên
Cấp quản lý/Trưởng phòng
Cấp giám đốc
4. Nguyên tắc đặt OKRs cho khối kinh doanh
Không nhầm lẫn OKRs với KPI
OKRs là phương pháp quản lý mục tiêu dựa trên việc thiết lập mục tiêu đi kèm với các kết quả chính. Khi nhân viên của bạn hoàn thành các kết quả chính (KRs) thì họ cũng tiến gần hơn và đạt được mục tiêu (O). OKRs có thể được áp dụng cho cả quy mô lớn như công ty, chi nhánh… và quy mô nhỏ như nhóm, cá nhân…
KPI là chỉ số đánh giá mức độ thực hiện công việc. KPI được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc theo thời gian cho một tổ chức, dự án, cá nhân… KPI thường gắn với các chỉ số định lượng, dễ đo lường, đánh giá.
Chúng ta nên phân biệt OKRs và KPI:
- Mục tiêu của OKRs là giúp nhân viên của bạn xác định đúng mục tiêu và con đường để hoàn thành mục tiêu.
- Mục tiêu của KPI là giúp bạn đánh giá năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên.
Trong thực tế, bạn có thể kết hợp OKRs với KPI. Trong đó, KPI có thể được tích hợp và trở thành các KRs trong OKRs.
Mục tiêu (O) luôn truyền cảm hứng và không chứa số (Định tính)
Mục tiêu trong OKRs luôn cần truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên. Vì vậy, mục tiêu (O) không nên chứa các con số. Chúng ta có thể hình dung O như cánh diều no gió, nhẹ nhõm bay bổng trên bầu trời cao. O giúp nhân viên của bạn nhìn thấy một viễn cảnh thành công, một mục tiêu cần hướng tới đầy tham vọng thay vì một con số cụ thể đầy khô khan và “khốc liệt”.
Kết quả chính (KRs) luôn luôn chứa các chỉ số (Định lượng)
Nếu O là cánh diều bay bổng thì KRs như một sợi dây giúp O bay bổng nhưng luôn chắc chắn và có thể “chạm tới”. KRs luôn cần chứa các chỉ số, cụ thể, rõ ràng để giúp bạn có thể đo lường và đánh giá một cách chính xác nhất hiệu quả thực hiện cho từng bước tiến tới mục tiêu.
Lời kết,
Trên đây, bạn đã cùng VNOKRs tìm hiểu mẫu OKRs cho Kinh doanh. Bộ phận Kinh doanh là lực lượng tiên phong, là tiền tuyến đem về doanh thu cho công ty. Vì vậy, họ cần có mục tiêu rõ ràng để tạo động lực và OKRs hoàn toàn phù hợp để áp dụng cho nhóm nhân viên này. VNOKRs chúc bạn thiết lập được mẫu OKRs phù hợp nhất cho bộ phận Kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.